Bi kịch của những người công nhân tạo nên "phép màu" kinh tế Trung Quốc

(Dân trí) - Là những người đặt nền móng cho các tòa nhà chọc trời ở Thâm Quyến và sự thịnh vượng của Trung Quốc, nhưng những người lao động từ Hồ Nam này cũng đã phải trả giá bằng chính sức khỏe của họ.

Bi kịch của những người công nhân tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc - 1

"Chúng tôi đã thua", Xu Chunlin tiến tới lan can trên một chiếc cầu vượt. Đằng sau là cảnh sát và khoảng 80 công nhân xây dựng khác đang ở trong tình cảnh tuyệt vọng tương tự.

Nhảy bây giờ hay đợi bệnh viêm phổi dần dần kết liễu mạng sống của mình?

Cuộc hành trình đưa họ đến cây cầu đó bắt đầu vào đầu những năm 1990 khi những người đàn ông trẻ và khỏe mạnh từ vùng nông thôn tỉnh Hồ Nam quyết định lên thành phố lập nghiệp. Thâm Quyến là đích đến của họ.

Nhiều người nhập cư này đã làm việc trong nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ tại đây, để xây dựng các tuyến tàu điện ngầm và nền móng cho thành phố Thâm Quyến hiện đại bậc nhất Trung Quốc bây giờ. Nhưng họ đã không nhìn ra tác hại đằng sau những tấm mặt nạ bông 1,5 USD mà họ được cung cấp, hoặc những tác hại không thể khắc phục được của việc hít phải bụi silic khi làm công việc khoan cắt tại đây.

Hơn 100 lao động từ Hồ Nam đã chết trong thập kỷ qua do các căn bệnh từ phổi xuất phát từ bụi silic, một căn bệnh không thể chữa được do các hạt bụi hít vào trong thời gian dài gây nên những vết sẹo và làm cứng phổi.

“Khoảng hơn 600 người đang chịu đựng cơn đau kéo dài và từ từ chết”, đại diện của các nhóm công nhân nói. Ba cộng đồng người Hồ Nam nghèo khó từng sống sót nhờ thu nhập từ những công việc lao động tại Thâm Quyến - thậm chí đã từng dần giàu lên - hiện đang chìm trong nợ nần và đau buồn trong khi phải dành tất cả số tiền tiết kiệm ít ỏi của họ của họ để kêu gọi bồi thường.

Cuộc sống của những người công nhân này phản ánh trong những câu chuyện đối lập.

Câu chuyện đầu tiên là đằng sau trong những đường chân trời lấp lánh mà họ xây dựng: những tòa nhà cao tầng dành cho một tầng lớp trung lưu thịnh vượng gồm 400 triệu người sống ở các thành phố Trung Quốc. Câu chuyện thứ hai là một cuộc đấu tranh bền bi: một lớp người nông thôn vẫn nằm trong điều kiện nguy hiểm, thiếu tiền và phương tiện bảo hộ, hay những khoản bồi thường ngoại trừ việc phải đối đầu trực tiếp với chính phủ.

Bi kịch của những người công nhân tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc - 2
Xu Chunlin, người môi giới trung gian, người đã tìm những công việc xây dựng cho người dân làng ở Hồ Nam, Trung Quốc,

Ai là người được hưởng lợi và ai là người phải chịu đựng? Ai đang nợ tiền bồi thường và ai nên trả?

Kể từ đầu năm 2018, các thợ khoan bị bệnh tại Hồ Nam, do Xu và những người khác dẫn đầu, đã đi hơn chục lần đến thành phố Thâm Quyến để yêu cầu giúp đỡ. Đầu tháng 11/2018, hàng trăm người trong số họ đã biểu tình tại một khu phức hợp của chính phủ trước khi bị cảnh sát giải tán.

Và các công nhân bị dồn vào một cây cầu vượt đã phải đe dọa sẽ chết trong một vụ tự tử hàng loạt bằng cách lao mình vào con đường tám làn, hoặc chính phủ cần lắng nghe họ.

Xu, một trong những công nhân tại buổi tối hôm đó, nói rằng, ông sẵn sàng chết. Nhưng ông cũng cảm thấy mình buộc phải có trách nhiệm với những người theo sau ông. Ông là một trong những người nông dân đầu tiên đưa dân làng đến với Thâm Quyến vào những năm 1990, tạo nên một chuỗi cả những thành công và bi kịch không thể giải thích được trong một phần tư thế kỷ.

Đứng trên chiếc cầu vượt đó, Xu nói rằng, ông mắng những người đàn ông hãy tránh xa khỏi lan can. “Giữ bình tĩnh và đừng làm chuyện điên rồ”, anh nói với họ: “Hãy chiến đấu vào một ngày khác”.

Thâm Quyến có dân số 30.000 người vào năm 1980, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ định đây là tỉnh thí nghiệm cho thị trường tự do đầu tiên. Trong nhiều thập kỷ, đất nông nghiệp và đầm lầy tại đây đã biến thành các nhà máy cho iPhone, sàn giao dịch chứng khoán lớn thứ tư châu Á, và các tòa tháp cao tầng và chỗ ở cho những người siêu giàu như khách sạn St Regis có giá 4.000 USD một đêm.

Sản lượng kinh tế của Thâm Quyến tăng vọt từ 4 triệu USD năm 1980 lên 340 tỷ USD năm 2018. Các quan chức thường xuyên giới thiệu thành phố này khi Trung Quốc bước ra thế giới.

Đối với Xu - nhiều thập kỷ trước khi ông nghĩ đến việc nhảy từ cây cầu - Thâm Quyến là một con đường thoát khỏi quận Leiyang nghèo khó ở Hồ Nam.

Từ một thiếu niên 21 tuổi và thiếu kinh nghiệm vào năm 1989, Xu lần đầu tiên mạo hiểm đi 800km về phía Nam năm đó với 4 anh em để làm việc tại các công trường xây dựng ở Thâm Quyến. Ông trở lại vào dịp Tết Nguyên đán với 5.000 Nhân dân tệ, ngay lập tức đã tiêu hết số tiền này vào hơn 1.500 kg gạo, chất thành một vựa lớn để gia đình có đủ ăn trong cả năm.

Bi kịch của những người công nhân tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc - 3

Trong vòng bốn năm, Xu đã làm việc như một người môi giới trung gian. Đôi khi các công việc đem lại cho ông những khoản thu nhập trị giá 45.000 USD, khiến Xu trở thành một người tương đối giàu có.

Trong những năm đầu tiên, ông nói, họ được tặng một chiếc khẩu trang hình nón đơn giản để che miệng và mũi. Ông phải đeo kính râm và nút tai trước khi xuống một cái hố rộng 1,2 m để làm việc trong bốn giờ.

Zhong đã làm việc rất nhiều công việc khoan tại Thâm Quyến. Khi mà mũi khoan chạm vào đất, thì, Zhong nói, “đó như là một khẩu súng thần công bắn vào mặt bạn”.

Đó chính xác là những gì sẽ xảy ra khi các hạt bui mờ đục tiến vào phổi của ông. Nhưng Zhong đã không biết vào thời điểm đó, không ai trong số họ được nhận thức đầy đủ về sự an toàn của người lao động,

Đến năm 2009, bệnh bụi phổi silic đã trở nên không thể bỏ qua. Các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đưa tin về căn bệnh này. Các nhóm công nhân từ Leiyang bắt đầu kiến ​​nghị với chính quyền Thâm Quyến, những người đồng ý trả khoản tiền lên tới 15.000 USD cho những người công nhân nếu họ có thể chứng minh họ đã và đang làm việc đó.

Nhưng đối với hầu hết các thợ khoan, điều đó là không thể.

Kể từ thập niên 80, khi Trung Quốc cải cách kinh tế, một lượng ồ ạt những người nông dân đã đến các thành phố để tìm việc làm, trong đó, gần 300 triệu công nhân nhập cư bất hợp pháp.

Mặc dù luật năm 2008 yêu cầu tất cả các chủ sử dụng lao động cung cấp hợp đồng bằng văn bản, nhưng chỉ có 35% lao động nhập cư đã ký chúng vào năm 2016, theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc. Một cuộc khảo sát toàn Trung quốc năm 2014 của Love Save Pneumoconiosis cho thấy, chỉ có 7% người lao động mắc bệnh được báo cáo rằng họ đã ký hợp đồng lao động.

Eli Friedman, một chuyên gia lao động Trung Quốc tại Đại học Cornell, Mỹ, cho biết, ngành công nghiệp xây dựng ở Trung Quốc - một lĩnh vực chiếm tới 1/4 số ca tử vong trong công việc – thường xuyên phải dựa vào các nhà thầu phụ được gọi là baogongtou, những người thuê công nhân không chính thức.

Theo ông, hệ thống này sẽ đẩy rủi ro xuống mức thấp nhất.

Bảo hiểm thương tích lao động cũng bị chậm trễ, mặc dù Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch quốc gia về bảo hiểm cho người lao động vào năm 2004. Nhưng hôm nay, chỉ có 80 triệu lao động nhập cư, tương đương 27%, được bảo hiểm, các quan chức Trung Quốc cho biết hồi tháng Năm.

Shelly Tse Lap-ah, giám đốc trung tâm nghiên cứu sức khỏe nghề nghiệp tại Đại học Hồng Kông, nói rằng các công nhân Thâm Quyến đã bị tàn phế thêm bởi bản chất tiềm ẩn của bệnh viêm phổi.

Vào thời điểm 10 năm sau, khi những công nhân cảm thấy tồi tệ hơn, họ có thể xác định được công ty họ làm việc khi họ mắc bệnh, theo ông Tse. Nhưng các công ty, hầu hết đã bị phá sản.

Bồi thường từ chính phủ

Sau khi chặn được đám đông dọa tự tử. Đến nửa đêm, các quan chức thành phố đã kêu gọi sự bình tĩnh từ những người biểu tình.

Cuộc đàm phán bắt đầu lúc 11h ngày hôm sau. Vài tuần sau, một thỏa thuận đã được công bố: Thâm Quyến sẽ trả cho những người mắc bệnh bụi phổi silic từ 17.000 đến 35.000 USD và chi trả các chi phí y tế trong tương lai. Vậy nhưng nhiều người vẫn chưa hài lòng.

Các cuộc đụng độ giữa những người dân và chính quyền Hồ Nam đã tiếp tục. Hàng chục công nhân hy vọng quay trở lại Thâm Quyến hoặc Bắc Kinh để tìm kiếm thêm tiền đã liên tục bị chặn lại và, trong ít nhất một lần, cảnh sát đã phải vào cuộc.

Xie Decai, phó cục tuyên truyền của quận Sang Chi, đã nói rằng ông đã có ít nhất 10 cuộc họp với dân làng. "Một số người vẫn không hài lòng, nhưng đó không phải là vấn đề về việc họ có được bồi thường hay không, đó là một vấn đề với giá bao nhiêu. Về phía chúng tôi, vấn đề đã được giải quyết”. 

Bi kịch của những người công nhân tạo nên phép màu kinh tế Trung Quốc - 4

Trong một thung lũng đẹp như tranh vẽ ở Hồ Nam, Xu, 51 tuổi, không nói gì về sự đền bù. Trong những năm qua, dân làng bị ốm, một số gia đình đã cầu xin sự giúp đỡ, những người khác đã đổ lỗi hết cho ông vì đã tìm được việc làm cho những thợ khoan ở Thâm Quyến.

Trong hai năm qua, ông đã chi 12.000 đô la Mỹ cho những người biểu tình cho chi phí ăn và ở tại Thâm Quyến. “Tất cả những gì tôi muốn là một sự công khai nhận lỗi về việc này của chính phủ, chứ không phải tiền”, ông nói.

Thùy Dung

Theo SCMP