1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Bầu Đức được xuất 50.000 tấn đường từ Lào về Việt Nam

(Dân trí) - Trước đó, vào đầu tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn thống nhất với Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường là 81.000 tấn.

Kế hoạch xuất khẩu đường từ Lào về Việt Nam của bầu Đức thường xuyên gây quan ngại cho VSSA.
Kế hoạch xuất khẩu đường từ Lào về Việt Nam của bầu Đức thường xuyên gây quan ngại cho VSSA.
 
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức đồng ý về nguyên tắc đề nghị của Bộ Công Thương bổ sung hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai đầu tư, sản xuất tại Lào vào Bản Thỏa thuận về các mặt hàng được hưởng ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu Việt Nam - Lào với số lượng 50.000 tấn, với thuế suất trong hạn ngạch 2,5%. Đây được cho là mức thuế suất phù hợp với các hiệp định thương mại đã ký kết.
 
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hạn ngạch đường bổ sung trên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
 
Trước đó, vào đầu tháng 1/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn thống nhất với Bộ Công Thương về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng đường là 81.000 tấn. 

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng từng có văn bản đề nghị cho Hoàng Anh Gia Lai được nhập đường về Việt Nam với thuế suất ưu đãi 0% song đã vấp phải sự phản ứng từ Hiệp hội Mía đường (VSSA).

Trong bức tâm thư dài 5 trang gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây, ông Nguyễn Thành Long – Chủ tịch  từng VSSA cho biết, không hề phản đối việc nhập đường, mà chỉ yêu cầu nhập như thế nào để không bị làm trái với các quy định hiện hành để lợi dụng của nhóm lợi ích và đề xuất mức hạn ngạch là 50.000 tấn đường từ Lào. 

Trong đó, nên nhập sau khi vụ ép mía đường trong nước kết thúc để giảm dư thừa cục bộ gây tồn kho lớn trong nước và thuế nhập khẩu không nên miễn hoàn toàn như đề nghị của Bộ Công thương mà nên áp dụng mức thuế nhập khẩu đường đã cam kết chung đối với Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA).

Ông Long cũng khẳng định, về kỹ thuật công nghệ, Việt Nam không hề thua kém, nhưng về chính sách quốc gia khác nhau thì doanh nghiệp không thể làm khác được. Ông Long lập luận: Tại sao Hoàng Anh Gia Lai không xây dựng nhà máy đường tại Việt Nam mà phải sang Lào đầu tư? Chính là do điều kiện nông nghiệp và chính sách của Lào vượt trội và hấp dẫn hơn Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai đã tìm thấy từ những chính sách ưu đãi của Lào là nền tảng để Hoàng Anh Gia Lai sản xuất được đường có giá cạnh tranh.

Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm