Bất ngờ với… mì gói!

Trong khi hàng loạt mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, hàng bình ổn dịp Tết đang giảm giá để kích cầu, một số nhãn hiệu mì gói lại “âm thầm” tăng giá.

Bất ngờ với… mì gói!
Trong khi giá cả thị trường có xu hướng giảm trong thời gian qua thì việc tăng giá mì gói của một số nhà sản xuất khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn
 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:  
* Nga mất 160 tỷ đô vì giá dầu giảm

* British Virgin Islands bất ngờ “đầu bảng” rót vốn cho Việt Nam trong tháng 1

* TPHCM giao gần 2.500 căn hộ tái định cư trong tháng 1/2015

* Chiêm ngưỡng đào tiến vua giá 160 triệu chơi Tết

*  Áp lực của Bộ trưởng: Từ giảm cước đến tăng giá điện 

*  Chiêm ngưỡng gốc mai hơn 100 tuổi, giá 650 triệu đồng ở Sài Gòn 

Chị Lê Thị Phương (ngụ quận 9, TP HCM) cho biết, do công việc thường xuyên phải thức đêm nên mì gói là món ăn quen thuộc, nhưng rất bất ngờ khi hôm qua vào siêu thị mini gần nhà mua mì chua cay mà chị thường ăn với giá 4.000 đồng/gói, tăng 500 đồng/gói so với trước. Nếu mua 1 thùng giá sẽ là 105.000 đồng/30 gói.

“Giá dầu thô giảm mạnh, giá xăng cũng giảm đáng kể, lẽ ra những mặt hàng thiết yếu như mì gói phải hạ giá đằng này lại tăng thì lạ thật” - chị Phương thắc mắc.

Thắc mắc này của chị Phương cũng là băn khoăn của không ít người tiêu dùng trong bối cảnh lạm phát được kiểm soát, các mặt hàng thiết yếu khác giảm và giữ giá trong suốt thời gian dài.

Cụ thể, theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2015 giảm 0,2% so với tháng trước, chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm 2 đợt đã tác động làm giá nhóm giao thông giảm mạnh. Giá gas và một số nhóm hàng hóa như nhà ở, vật liệu xây dựng, bưu chính viễn thông giảm cũng tác động giúp CPI tiếp tục ở mức thấp.

Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, giá xăng dầu giảm mạnh đang tạo cơ hội cho hàng loạt mặt hàng tiêu dùng, hàng thiết yếu phục vụ dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 giảm giá. Tại TP HCM, nhiều siêu thị tham gia chương trình bán hàng bình ổn dịp Tết đã giới thiệu các hoạt động Tết với hàng ngàn sản phẩm giảm giá, khuyến mãi để kích cầu. Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng bia, nước giải khát, bánh kẹo, mứt... dù dự báo lượng tiêu thụ sẽ tăng nhưng cũng cam kết bán giá ổn định, không tăng giá trước và sau Tết.

Tại Hà Nội, chỉ tính riêng hệ thống siêu thị BigC đã có hơn 4.000 mặt hàng đang giảm giá với mức giảm cao nhất lên tới 49%.

Nếu so với việc gạo giảm 3.000 đồng/kg, xăng giảm giá 15 lần trong thời gian qua, việc doanh nghiệp mì gói “âm thầm” tăng giá ngay dịp cận Tết chẳng khác làm khó người tiêu dùng.

Đáng nói, đợt tăng giá này chỉ có một vài thương hiệu “độc diễn” tăng giá gây sốc, còn lại đa số các nhãn hiệu mì ăn liền khác giá không thay đổi, không tính những điều chỉnh giá để phù hợp với thực trạng kinh doanh từng vùng.

Một chuyên gia kinh tế nhận xét, dù nền kinh tế hồi phục nhưng sức cầu vẫn thấp. Thời điểm này đã cận Tết Nguyên Đán - mùa mua sắm lớn nhất trong năm nhưng sức mua chưa tăng mạnh, buộc nhiều ngành hàng phải giảm giá, khuyến mãi để hút khách, trong khi mì gói là mặt hàng thiết yếu lại tăng giá chẳng khác nào “bắt chẹt” người tiêu dùng.

Sức hút của thị trường mì gói đã khiến không chỉ doanh nghiệp trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài cũng nhảy vào.Dù trên thị trường đã có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất mì gói, nhưng mỗi năm đều xuất hiện thêm nhà đầu tư mới.

Tính đến cuối năm 2014, thị phần của các “ông lớn” như Acecook chiếm 40%, Masan khoảng 25% và Asia Food khoảng 14%. Trong đó, các thương hiệu bán chạy phải kể đến như Hảo Hảo, Omachi, Gấu đỏ, Kokomi, Đệ Nhất, Lẩu Thái, Ba Miền… Chiếm thị phần lớn và bán chạy, nên việc tăng giá bán bất ngờ của vài nhãn hiệu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến người tiêu dùng.

Nam Phương

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm