Bất động sản du lịch, giải trí: Món hời của dân đầu tư
Tiềm năng của ngành công nghiệp du lịch đã mở ra trào lưu đầu tư mới trên thị trường BĐS. Theo đó, những tổ hợp giải trí, du lịch được manh nha “lên sóng” đã nhanh chóng mang đến một làn gió mới cho các nhà đầu tư
Sức hút mới từ tổ hợp du lịch, giải trí
Nếu trước kia, đầu tư vào bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng được xem là “sân chơi” của giới thượng lưu thì nay đã trở thành xu hướng thịnh hành, phủ sóng thị trường với nhiều sản phẩm linh hoạt và đa dạng. Du lịch kết hợp đầu tư sinh lời là mãi lực kép hấp dẫn giúp loại hình BĐS này được giới đầu tư săn đón trong thời gian gần đây.
Du lịch, giải trí đã trở thành thói quen của nhiều người, nhất là khi nền kinh tế phát triển như hiện nay. Ngành du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ thu hút 15 triệu lượt khách quốc tế và 75 triệu khách nội địa. Trong đó, các khu vực trọng yếu như Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Phan Thiết và Phú Quốc được xem là mảnh đất màu mỡ để khai thác và phát triển du lịch.
Tiềm năng của ngành công nghiệp du lịch đã mở ra trào lưu đầu tư mới trên thị trường BĐS. Dĩ nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc đầu tư một khách sạn hạng sang hay khu resort cao cấp thì “sân chơi” này đã không sôi động như hiện nay. Bởi cách thức này đòi hỏi Chủ đầu tư phải thật sự có tiềm lực tài chính và bề dày kinh nghiệm trong việc vận hành dịch vụ du lịch. Còn nếu là chủ đầu tư “tay ngang” thì sẽ gặp những hạn chế trọng việc tìm quỹ đất tốt, công tác xây dựng, thu hút khách và cả cách quản lý, vận hành về sau.
Trong bối cảnh đó, những tổ hợp giải trí, du lịch được manh nha “lên sóng” đã nhanh chóng mang đến một làn gió mới cho các nhà đầu tư. Loại hình tổ hợp du lịch, giải trí này có thể hiểu khái quát là sự đầu tư tích hợp, quy mô vào dịch vụ vui chơi và lưu trú. Khi vui chơi đủ hấp dẫn để thu hút du khách thì loại hình dịch vụ lưu trú sẽ lũy tiến phát triển theo sau. Khi cả 2 dịch vụ này cùng song hành cũng là lúc lợi nhuận đổ về cho chủ đầu tư lẫn khách hàng.
Khi “ông lớn” chào sân
Tạo ấn tượng trên thị trường BĐS vừa qua về loại hình này phải kể đến dự án quy mô lớn và được đầu tư bài bản nhất tại thành phố Đà Nẵng hiện nay là Cocobay, thuộc sở hữu của tập đoàn Empire. Dự án có quy mô trên 31 ha, với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 11.000 tỷ đồng. Từ đây dễ dàng di chuyển đến hai điểm du lịch nổi tiếng là Đà Nẵng và cả Hội An. Ngay trong lòng dự án cũng được tích hợp hàng loạt những dịch vụ giải trí sôi động, hiện đại và đẳng cấp.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, bất động sản du lịch và giải trí đang được đánh giá có tiềm năng tốt và ngày càng phát triển mạnh hơn trong tương lai bởi nguồn cung quá thiếu so với nguồn cầu thật, các tổ hợp đa chức năng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, sản phẩm đầu tư đa dạng, lợi nhuận cho thuê lâu dài và lãi suất ưu đãi… cùng lợi thế về du lịch hứa hẹn thị trường BDS giải trí và du lịch sẽ tiếp tục trở thành kênh đầu tư đầy hấp dẫn để gia tăng lợi nhuận.
Tại Cocobay, sau loại hình condotel, thì boutique hotel (khách sạn mini) tiếp tục “làm mưa, làm gió” trong giới đầu tư BDS vào cuối tháng 6 vừa qua. Garden Bay là loại Boutique Hotel 5 tầng, kết hợp tầng thương mại và khách sạn 3 sao với mức giá từ 8 – 10 tỷ đồng. Với phương thức thanh toán thông minh được chủ đầu tư đưa ra, khách mua sẽ dễ dàng sở hữu tòa khách sạn Garden Bay nếu có khoản tiền tích lũy nhàn rỗi ban đầu từ 2,7 tỷ và được Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) hỗ trợ vay 90% nhu cầu vốn trong thời gian 15-25 năm.
Hiện nay, mức giá thuê phòng khách sạn 3 sao tại khu vực Đà Nẵng, Hội An hiện giao động từ 800 – 1,2 triệu/đêm/phòng. Thậm chí, ngay phố cổ Hội An, khách sạn 1 sao đã có mức giá thuê phòng thấp nhất là 650.000 đồng/đêm.
Đối với Boutique Hotel Garden Bay – khách sạn mini được đầu tư không gian sống chuẩn 3 sao sẽ có mức cho thuê phòng tối thiểu từ 600.000 – 900.000 đồng/đêm/phòng khi đưa vào vận hành. Mức thuê phòng khá hấp dẫn này sẽ đón được lượng khách lưu trú lớn và lâu dài. Đồng thời, khách đầu tư cũng dễ dàng thu về từ 350.000 đồng/m2/tháng với tầng thương mại của Garden Bay.
PV