Bao nhiều tiền mới được xem là đại gia địa ốc?

Việc nâng vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh BĐS nhằm hạn chế tình trạng “tay không bắt giặc” diễn ra khá phổ biến thời gian qua. Tuy nhiên, chưa đầy 2 tháng nữa là Luật Kinh doanh BĐS 2014 có hiệu lực nhưng các DN vẫn rất lúng túng về quy định này.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Theo quy định mới tại dự thảo Nghị định, thay vì yêu cầu vốn điều lệ 6 tỷ đồng khi thành lập DN kinh doanh bất động sản như hiện nay, DN muốn đầu tư kinh doanh tại một số dự án phải có số vốn không thấp hơn 50 tỷ đồng. Với các dự án nhỏ hơn, không thuộc diện cơ quan thẩm quyền quyết định, con số này là 20 tỷ đồng.

Thực tế, thời gian qua, không ít DN đầu tư BĐS nhưng vốn pháp định chỉ bằng 1/3 so với dự án đầu tư, hoặc chỉ có vốn pháp định khoảng 6 tỷ đồng nhưng đầu tư dự án lên tới 20 tỷ đồng. Điều này đã tạo ra rủi ro lớn cho thị trường.

Theo một báo cáo của hiệp hội BĐS TP.HCM, phương án tài chính của các dự án phát triển nhà ở, doanh nghiệp chỉ có vốn chủ sở hữu 15-20% trên tổng mức đầu tư dự án, có đến 70-80% vốn đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn vay ngân hàng.

Những hậu quả về mua nhà dự án "bánh vẽ" của các doanh nghiệp thiếu năng lực tài chính thời gian qua đã khiến cho không ít người mua nhà phải lao đao. Vì vậy, luật mới với quy định tăng vốn pháp định từ 6 tỉ đồng lên 20 tỉ đồng là ràng buộc cần thiết bởi BĐS là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Không ít chủ đầu tư tay không bắt giặc gây hậu quả nghiêm trọng
Không ít chủ đầu tư "tay không bắt giặc" gây hậu quả nghiêm trọng

Bao nhiêu là đủ?

Ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng, việc tăng vốn pháp định theo như đề xuất của cơ quan soạn thảo Nghị định từ 20 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng là ưu đãi DN "nhà giàu", chèn ép DN "nhà nghèo". Trong khi đáng lý ra cơ quan quản lý cần có những giải pháp hỗ trợ cho nhóm đối tượng DN nhỏ và vừa.

Theo LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch công ty luật Basico, quy định về vốn pháp định đổ đồng như Luật Kinh doanh bất động sản là không hợp lý. Tuỳ theo tính chất và quy mô, có thể phải cần vốn cao hơn hoặc thấp hơn nhiều mức 20 tỷ đồng. Chẳng hạn, dự án hàng chục nghìn tỷ, vì thì vốn có đưa lên 50 tỷ như Dự thảo nghị định hướng dẫn Luật thì vẫn là quá thấp. Ngược lại, đối với dịch vụ kinh doanh bất động sản thì không cần số vốn tới tiền tỷ.

Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Hiệp, đại diện GP Invest, cho rằng, đối với chủ đầu tư cần quy định vốn tối thiểu không được dưới 20% tổng vốn đầu tư toàn dự án. Theo ông Hiệp, kinh doanh dịch vụ bất động sản chỉ thuần túy môi giới, bán sản phẩm thì vốn có thể 20 tỷ đồng hoặc nhỏ hơn.

Còn nếu quy định mức 50 hay 60 tỷ đồng, như vậy có doanh nghiệp có khoảng 200 tỷ đồng, họ đảm bảo đáp ứng quy định của luật, nhưng lại đầu tư cùng lúc 2-3 dự án thì cũng khó mà đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ, rốt cục khiến khách hàng bị thua thiệt.

Tại hội thảo mới đây, bà Phan Hải Anh, Phó giám đốc Sàn bất động sản Vingroup, nhìn nhận, vốn pháp định của doanh nghiệp bất động sản 50 tỷ đồng không phải đã đúng cho mọi dự án. Bởi, có những dự án lớn, ở các thành phố như Hà Nội, TP.HCM,... thì vốn 50 tỷ không có ý nghĩa gì, trong khi có những doanh nghiệp ở tỉnh lẻ, vùng xa xôi thì dự án của họ nhỏ, 50 tỷ đồng cũng là cả một vấn đề.

Giải pháp được giới chuyên gia BĐS đưa ra là kiểm soát việc sử dụng các dòng vốn đưa vào kinh doanh của DN, thông qua việc bắt buộc DN công khai báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán hằng năm.
 
Theo Duy Anh
VEF
 
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”