Bán hàng giá rẻ: Công thức mới của thành công
Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 rồi sau đó là sự giảm tốc của nhiều đầu tầu kinh tế thế giới, người tiêu dùng trên toàn thế giới, trừ nhóm người giàu và siêu giàu, ngày càng tỏ ra thận trọng trong các quyết định mua bán.
Họ vẫn sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để mua những sản phẩm có những tính năng đột phá, nếu không họ sẽ tìm tới các mặt hàng giá rẻ để thoả mãn nhu cầu của mình.
Khoảng cách chất lượng hẹp dần
Tuy sự kiện Iphone 7 ra mắt vẫn thu hút sự chú ý của giới truyền thông nhưng không còn những làn sóng “điên cuồng” từ phía người tiêu dùng bởi họ trông đợi nhiều đột phá hơn thế. Nhiều người sẽ đợi đến khi sản phẩm này có những bước vượt trội hẳn so với các đối thủ cạnh tranh, nếu không họ sẽ dùng sản phẩm đời cũ có giá ngày càng “mềm” đi.
Trong thế giới công nghệ và viễn thông ngày nay, sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt. Các sản phẩm điện thoại di động của Trung Quốc hay Đài Loan cũng có thể thách thức các sản phẩm cùng loại của Mỹ, Châu Âu về tốc độ, kiểu dáng, sự thuận tiện trong sửa chữa, bảo hành, có lẽ chỉ thua kém đôi chút về độ “mượt” của hệ điều hành và hình ảnh sang trọng.
Về mặt giá, các thương hiệu đến sau đều có mức giá thấp hơn các thương hiệu lâu đời. Một chiếc Suzuki cũng có thiết kế không thua kém hãng xe sang Land Rover. Nếu bỏ qua yếu tố giá trị thương hiệu, phần cứng của các sản phẩm không cho thấy nhiều sự khác biệt.
Cuộc dịch chuyển sản xuất từ châu Âu, Bắc Mỹ sang châu Á từ cuối thập kỷ 70 đã nâng cao đáng kể chất lượng và thiết kế của các sản phẩm được sản xuất tại khu vực này. Sau khi các nhà đầu tư Châu Âu và Mỹ tiếp tục dịch chuyển sản xuất sang các khu vực có giá nhân công rẻ hơn thì các nước châu Á chuyên gia công đã chuyển sang tự thiết kế, sản xuất và kinh doanh.
Công nghiệp xe hơi của Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc, cũng như công nghiệp sản xuất điện thoại và màn hình của họ. Công nghiệp sản xuất máy tính, điện thoại, thời trang của Trung Quốc, Đài Loan cũng đi theo hướng như vậy. Các thương hiệu từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và một số hãng của Trung Quốc đã lấy được sự tôn trọng của các đối thủ châu Âu, Mỹ. Khoảng cách về chất lượng và thiết kế thực sự đã được thu hẹp.
Sự lên ngôi của hàng có thương hiệu nhưng giá rẻ
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, cuộc sống nhiều rủi ro, dùng hàng có thương hiệu mà giá rẻ đã trở thành một xu hướng tại nhiều nơi trên thế giới. Chỉ riêng tại châu Á, thị trường này lên tới nhiều tỷ đô la và có nhiều thương hiệu trẻ đã cán mốc doanh số 1 tỷ USD chỉ sau 3 năm. Một trong những đại diện tiêu biểu cho xu hướng này là thương hiệu Miniso có xuất xứ từ Nhật Bản chuyên sản xuất đồ tiêu dùng mang phong cách thời trang. Từ cửa hàng Miniso đầu tiên khai trương vào cuối 2013, đến nay miniso đã khai trương hơn 1400 cửa hàng trên toàn cầu, điều đó chứng tỏ miniso đã nhận được sự công nhận và yêu mến của người tiêu dùng.
Năm 2015, doanh thu Miniso vượt hơn 1 tỷ USD, trở thành thương hiệu bán lẻ có tốc độ phát triển nhanh số 1 thế giới. Năm nay, thương hiệu này vẫn duy trì tốc độ phát triển nhanh, đến cuối năm kì vọng sẽ đạt doanh thu 2 tỷ USD.
Nhà thiết kế Nhật Bản Miyake Junya, đồng sáng lập MINISO chia sẻ về bí quyết thành công của mình : “Chúng tôi cũng quan tâm đến tính hợp lý của giá cả sản phẩm, nếu không thiết kế dù ưu việt đến đâu thì cũng xa rời mong ước ban đầu khi thành lập thương hiệu để mỗi người tiêu dùng đều thoải mái mua sắm những món đồ tốt’’.
MINISO đã kiếm được hơn 1 tỷ USD mỗi năm nhờ vào việc “giải phóng được gánh nặng mua hàng của những người trẻ, để càng nhiều người tiêu dùng cảm nhận được hạnh phúc.
Từ năm ngoái đến nay, MINISO lần lượt ký kết với 36 quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm Nga, Đài Loan, Mexico, Australia, Canada, Mỹ, số lượng cửa hàng cũng tăng lên rất nhanh. Hiện tại, ở Malaysia đã có 3 cửa hàng, Singapore có 20 cửa hàng, Hongkong có 40 cửa hàng…
Tại Việt Nam, ngay cả khi chỉ chính thức khai trương tại 3 điểm ở Hà Nội vào ngày 10/9/2016, thương hiệu này đã thu hút hàng trăm lượt người tới mua sắm tại các cửa hàng này.
Trường hợp của biểu tượng thành công mới của ngành bán lẻ tại châu Á - MINISO là một bài học thú vị với các nhà sản xuất hàng tiêu dùng của Việt Nam khi đang “ngồi trên đống vàng” với hơn 90 triệu người tiêu dùng trong nước và 500 triệu người tiêu dùng của một ASEAN thống nhất, không còn rào cản thuế quan từ 1/1/2016.