Bán đồ ăn trên các kênh trung gian: Liệu có thực sự tối ưu?
(Dân trí) - Trong bối cảnh việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 đang được ưu tiên hàng đầu trên khắp cả nước, dịch vụ bán đồ ăn online qua các kênh trung gian đang là xu hướng nở rộ được nhiều doanh nghiệp tin dùng. Liệu đây có phải là lựa chọn tối ưu?
Chia sẻ chiết khấu cao
Bán hàng qua app online đồng nghĩa với việc nhiều cửa hàng có thể giảm bớt các chi phí về mặt bằng, thuê nhân sự... tuy nhiên, bên cạnh đó, người bán vẫn phải chi trả những khoản phí chiết khấu tùy theo quy định của mỗi bên. Theo anh N.V.T., chủ cửa hàng bán bún phở tại Đường Láng, Hà Nội, mức chiết khấu năm đầu tiên khi sử dụng app giao đồ ăn online áp dụng với cửa hàng anh là 20%. Sang năm tiếp theo, mức chiết khấu này tăng lên từ 25% tùy vào giá trị đơn hàng. Thực tế, với lợi thế là nhà hàng lớn, đơn hàng khá nhiều, mức chiết khấu như vậy theo anh T là khá hợp lý và nếu lượng đơn hàng ổn định thì nhà hàng vẫn có lãi. Song anh T cũng bày tỏ lo lắng nếu app giao đồ ăn này tiếp tục tăng phí chiết khấu lên đến 30% hoặc hơn trong thời gian tới sẽ khiến nhà hàng gặp khó khăn do sụt giảm lợi nhuận đáng kể.
Không may mắn như anh T, chị N.T.H., chủ cửa hàng bánh mì và đồ uống tại Cầu Giấy cho biết, với mỗi đơn hàng 100.000 đồng trên app giao đồ ăn, chị phải chia sẻ 20.000 đồng cho ứng dụng này. Tuy nhiên, do cửa hàng mới, số lượng đơn không nhiều nên chị H phải tạm dừng đăng ký bán hàng trên đây "vì lợi nhuận không đủ bù chiết khấu".
Bị chia sẻ khách hàng với đối thủ
Có một thực tế là khi bán hàng qua các app giao đồ ăn trung gian, nhà hàng phải chấp nhận việc bị chia sẻ khách hàng với đối thủ trực tiếp.
Đối với những nhà hàng mới, quy mô nhỏ lẻ, vấn đề này khiến việc cạnh tranh trên thị trường online ngày càng khốc liệt hơn. Trong khi đó, với những cửa hàng lớn, đã có thương hiệu và có tệp khách hàng trung thành thì nguy cơ bị mất khách là rất lớn.
Nói như anh D.G.H., chủ cửa hàng trà sữa có tiếng thì đây là vấn đề nan giải. Bởi trên thực tế, có đến 30% khách hàng của cửa hàng anh thường mua trà sữa qua các app di động. "Trong khi đó, khách hàng của mình khi vào app, thấy các cửa hàng trà sữa khác cũng xuất hiện trên thanh gợi ý, sẽ dễ dàng xao lãng và lựa chọn sản phẩm khác khiến mình mất đơn nhanh chóng mà không thể kiểm soát được"- anh H cho biết.
Chạy đua khuyến mại, khó xây dựng khách hàng trung thành
Do phải cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngay trên app, nhiều cửa hàng buộc phải tung ra các chính sách giảm giá sâu hoặc combo khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách. Theo chị N.N, chủ một cửa hàng bán đồ ăn vặt trên ứng dụng giao đồ ăn trung gian, để thu hút khách hàng, chị phải thường xuyên tung các chính sách giảm giá hấp dẫn. "Thành ra có khi sản phẩm của mình ngon đấy, chất lượng đấy nhưng khách chờ khuyến mãi mới mua, hoặc thấy bên khác có ưu đãi tốt hơn sẽ lựa chọn của bên khác. Nếu không chạy khuyến mãi, mình khó giữ được khách lắm"- Chị N than thở.
Mặt khác, anh T.A ., cũng cho biết anh đang tìm kiếm các hướng bán hàng online khác để "đỡ phụ thuộc" vào các app trung gian. "Vì thực tế có khách mua hàng của mình đấy nhưng mình không quản lý được, muốn làm gì cũng khó"- anh T.A nói.
Mua đồ ăn online đang trở thành xu hướng phổ biến của người Việt sau đại dịch Covid. Theo thống kê từ Vietnam Market Research Report có đến 72% người Việt chủ yếu gọi đồ ăn trực tuyến sau 60 ngày kể từ dịch Covid, trong đó có đến 24% số người lần đầu tiên sử dụng các dịch vụ này. Kéo theo đó là xu hướng bán hàng online trên các app ngày càng phổ biến và được đông đảo chủ cửa hàng lựa chọn.
Rõ ràng, không thể phủ nhận những lợi thế mà các app bán hàng trung gian mang lại cho các cửa hàng như tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân viên; có lượng khách hàng đông đảo, giải quyết bài toán về vận chuyển, shipper…
Song, trước những rủi ro về chi phí chiết khấu, tính cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ, cuộc chiến khuyến mãi không hồi kết và bị động về nguồn khách hàng, các chủ cửa hàng cần suy nghĩ nghiêm túc về việc có nên phụ thuộc hoàn toàn vào các app giao hàng trung gian?
Với mong muốn hỗ trợ các nhà hàng bán hàng chủ động và tiết kiệm trên các kênh online, mới đây VCCorp đã cho ra mắt giải pháp E-shop dành cho nhà hàng. Đây là công cụ được thiết kế dành riêng cho ngành ẩm thực, phù hợp với mọi quy mô, loại hình nhà hàng: từ quán ăn nhỏ lẻ đến chuỗi nhà hàng sang trọng hiện đại; từ cửa hàng bánh mì, cơm phở đến chuỗi trà sữa, buffet… đều dễ dàng ứng dụng và thu được hiệu quả nhanh chóng.
Được xây dựng trên quy trình chuẩn hóa tự động từ đặt bàn online, gọi món, giao hàng, thanh toán đến quản lý thực đơn, quản lý nhân sự, quản lý chuỗi… E-shop dành cho nhà hàng không chỉ giúp hàng nghìn doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí, tối ưu doanh thu mà còn hỗ trợ vận hành trơn tru ngay cả khi quản lý không trực tiếp có mặt. Tìm hiểu thêm về các giải pháp của Bizfly: Tại đây