1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Âm mưu con cháu ông Ford

(Dân trí) - Thời báo USD Today vừa loan báo 1 tin động trời: con cháu ông tổ Henry Ford, những kẻ tự tin kiểm soát 40% cổ phiếu trong tay, vừa gửi tới ban lãnh đạo công ty 1 “tối hậu thư” ngạo nghễ: hãy tư nhân hóa Ford và trao toàn bộ vận mệnh cơ nghiệp vào tay họ.

Đây là kế sách duy nhất có thể giúp công trình tái cơ cấu của Ford tránh sự nhòm ngó từ các nhà bình luận - lý lẽ thuyết phục xem ra rất có trọng lượng.

 

Chẳng cần phải là người thật tinh ý cũng có thể nhận ra: doanh thu từ dòng tải hạng nhẹ F-150 “tung hoành ngang dọc một thời" từ nhiều tháng nay tụt dốc thê thảm trước giá dầu leo thang. 6 tháng đầu năm nay, thua lỗ từ xe hơi và xe tải tính riêng trên thị trường Bắc Mỹ đã “ngốn” của Ford mất hơn 1 triệu USD. Lại thêm các đối thủ từ bên kia lục địa, 2 đại gia Toyota và Honda luôn chớp thời cơ để tung ra những cú đòn hiểm độc với dòng hybrid.

 

Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy: chiến dịch đảo ngược tình thế mang tên “Way Forward” của Ford chẳng khác nào cuộc hành trình vạn dặm trên sa mạc hoang vu, tìm mãi không ra bóng dáng 1 mốc chỉ đường để bấu víu hy vọng.

 

Thời điểm hiện tại, lãnh đạo công ty đang quay mòng với 1 loạt những kế sách giải nguy. Dự định bán thương hiệu cao cấp Jaguar không phải là “hành động điên rồ” duy nhất, ngay cả Land Rover cũng có nguy cơ phải ra đi. Đấy là chưa kể kế hoạch bắt tay cùng 1 nhân vật tên tuổi nào đó trong làng xe quốc tế, như Renault-Nissan chẳng hạn.

 

Quay trở lại với đám con cháu nhà sáng lập Henry Ford và ý tưởng “táo bạo” mang tên “tư nhân hóa”. Phải chăng trong mắt họ, thời điểm hiện tại đang là lúc nguy khốn nhất trong lịch sử Ford? Một khi đã tư nhân hóa (tất nhiên không ai khác ngoài họ sẽ đảm đương vị trí “đứng mũi chịu sào”), sẽ không còn phải nghe những than phiền nhặng xị từ các nhà đầu tư cũng như những bình luận ác ý từ giới phân tích. Tư nhân hóa sẽ cứu cho Ford khỏi bi kịch phá sản… Gia đình danh giá bậc nhất nước Mỹ đã vẽ lên 1 vài viễn cảnh như thế.

 

Sự thực thì, một Ford “của riêng” sẽ chỉ đem lại lợi ích duy nhất cho những kẻ mang tư tưởng phá bĩnh - theo bình luận của tạp chí Monetary Fool. Chẳng có cơ sở nào để khẳng định: Ford không thể bỏ ngoài tai lời chỉ trích từ phố Wall hạy không thể đón nhận cơ hội mới nếu không từ bỏ hình thức công ty cổ phần.

 

Việc Ford dự định bán các thương hiệu danh tiếng - Jaguar, Land Rover, Aston Martin - cũng không phải là điều gì quá bất thường, bởi đến nay những tên tuổi này cũng đã bị vắt kiệt gần hết giá trị. Thêm nữa, cũng đâu cần thiết phải “nóng gáy” nếu dân tình háo hức muốn theo dõi nhất cử nhất động của công ty, miễn là những biến động ấy rốt cuộc sẽ đem lại cho các nhà đầu tư thêm nhiều lợi ích.

 

Thực tế cho thấy, giá cố phiếu có thể đôi lúc trồi sụt bất thường - trong năm qua cổ phiếu Ford dao động từ 6 đến 10 USD - nhưng điều cuối cùng ban lãnh đạo cần quan tâm không phải là một vài biến động trước mắt mà phải là hoạt động của cả 1 quá trình lâu dài.

 

Thử làm 1 phép tính đơn giản: với giá chưa đến 8 USD/ cổ vào thời điểm hiện tại, gia đình Ford chỉ cần bỏ ra thêm 13 triệu USD là có thể toàn quyền thâu tóm công ty. Để rồi sau khi Ford hồi sinh và được tái cổ phần hóa, thậm chí con cháu ông Ford có ngồi không thôi thì cũng kịp bỏ túi 1 khoản kếch xù.

 

Kẻ thất bại, còn ai khác nếu không phải chính những nhà đầu tư đứng ngoài - những người đã kiên trì chờ đợi công ty “hết cơn bĩ cực” để rồi lỡ mất cơ hội vàng chia chác khi “đến hồi thái lai”.

 

Khôi Vinh

Theo NewsWeek

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm