Âm mưu biển Đông của Trung Quốc: Những nguồn lợi ngoài dầu khí

Biển Đông của Việt Nam là một vùng biển quan trọng, có vị thế chiến lược với toàn thế giới. Tham vọng trên biển Đông của Trung Quốc xét dưới góc độ kinh tế không đơn thuần là câu chuyện giàn khoan và dầu khí.

Chính điều này đã đánh động toàn thế giới qua những xung đột trên biển Đông vừa qua.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Quân đội Thái yêu cầu bà Yingluck, các cựu bộ trưởng ra trình diện 

 

Luồng hàng hải và năng lượng tương lai

 

Thông tin mới nhất cho thấy, Trung Quốc lại áp lệnh cấm đánh bắt cá đối với các tàu cá trong nước và nước ngoài tại một số khu vực trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong vòng 2 tháng rưỡi bắt đầu từ 15/5.

 

Đây là hành động tiếp theo sau hàng loạt những động thái không thể chấp nhận trên Biển Đông bắt đầu từ việc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi đầu tháng 5 vừa qua.

 

Bên cạnh giàn khoan khổng lồ nặng hàng chục nghìn tấn đưa vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc cũng đang nâng dần số lượng các loại tàu các loại từ con số 80 lên trên 130 tàu, bao quanh khu vực mà Hải Dương 981 đang neo đậu.

 

Tuy nhiên, đây dường như chỉ là bước đi đầu tiên trong âm mưu lâu dài của Trung Quốc là chiếm Biển Đông với một tham vọng đã được vạch ra từ trước đó với một cái tên gọi là "đường lưỡi bò", 'liếm' 2/3 diện tích Biển Đông.

 

Nhìn vào vị trí đặt Hải Dương 981, những nhà hàng hải có kinh nghiệm trên thế giới cho biết, đây là cổ họng của một trong 2 tuyến đường huyết mạch trên Biển Đông hướng Bắc-Nam mà tàu bè quốc tế buộc phải đi qua nếu muốn tới các nước trong khu vực hoặc giao thương, vận chuyển dầu mỏ trên thế giới.

 

Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ nặng hàng chục nghìn tấn đưa vào vùng biển của Việt Nam
Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ nặng hàng chục nghìn tấn đưa vào vùng biển của Việt Nam

 

Trên Biển Đông không phải chỗ nào cũng đi được. Ở giữa là đá ngầm do vậy hàng hải quốc tế qua khu vực buộc phải theo 2 hướng, một là men dọc theo bờ biển Việt Nam, hai là tuyến gần sát với Phillippines. Trung Quốc đã đặt Hải Dương981 nằm giữa tuyến qua vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

 

"Thời điểm đặt Hải Dương 981 cũng đã được lựa chọn rất kỹ không chỉ dựa trên biến động chính trị, những thay đổi tương quan lực lượng trên trên thế giới mà còn bởi vào thời gian từ tháng 4-7, tàu thuyền xuất phát từ phía Bắc xuống phía Nam có thể chọn tuyến gần sát Philippines thay thế tuyến men dọc theo bờ biển Việt Nam bởi cường độ dòng hải lưu chảy từ Nam lên phía Bắc ở đó thấp hơn. Khoảng tháng 8 trở đi, số lượng tàu hàng từ phía Bắc xuống Ấn Độ Dương trên tuyến này nhiều hơn, và do đó những căng thẳng có thể sẽ khiến giao thương của hàng hóa bị ảnh hưởng".

 

Không chỉ "tìm đường ra biển", một trong những mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là "đốt cháy" Biển Đông chuẩn bị cho cơn khát năng lượng vốn đã rập rình từ lâu.

 

Theo đánh giá của Mỹ, trữ lượng dầu ở Biển Đông khá thấp khoảng nhưng Trung Quốc cho rằng trữ lượng tại đây lớn hơn nhiều. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng băng cháy (khí hydrat metan đóng băng). Trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần.

 

Đánh động thế giới

 

Nỗi ám ảnh rất lớn và thường trực của Trung Quốc trong hàng chục năm qua là cơn khát dầu khí và nỗi lo tìm đường ra biển. Tuyên bố xoay trục sang châu Á của Tổng thống Mỹ Obama khiến nỗi lo của Trung Quốc trở thành hiện thực.

 

Trung Quốc đặt giàn khoan khổng lồ nặng hàng chục nghìn tấn đưa vào vùng biển của Việt Nam
Tham vọng trên biển Đông của Trung Quốc xét dưới góc độ kinh tế không đơn thuần là câu chuyện giàn khoan và dầu khí

 

Tiềm năng dầu khí, năng lượng chưa được khai thác và vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông hàng hải quốc tế được coi là nhân tố quyết định khiến tham vọng chiếm Biển Đông của Trung Quốc lớn hơn bao giờ hết.

 

Xét kỹ hơn về khía cạnh hàng hải, có thể thấy, 2 tuyến nói trên là đường vận chuyển dầu mỏ chính từ Trung Đông về Đông Bắc Á và nhất là về Trung Quốc. Đây cũng là huyết mạch hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

 

Gần đây, Trung Quốc đã triển khai chính sách đa dạng hóa nguồn cung nhiên liệu, trong đó có tuyến đường ống dẫn dầu qua Myanmar. Tuy nhiên, tuyến đường này cũng có nhiều vấn đề và việc thay thế tuyến vận chuyển trên biển gần như không thể. Lượng dầu thô nhập khẩu trên tuyến đường hàng hải qua các eo biển Malaca và Singapore chiếm tỷ trọng rất lớn trong thời gian gần đây.

 

Những kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với Nga với chuyên viếng thăm lịch sử của Tổng thống Nga Putin hôm 20/5, trong đó có thỏa thuận mua bán dầu khí có lẽ cũng nằm trong chính sách đa dạng hóa nguồn cung năng lượng.

 

Có thể thấy, Trung Quốc đang chớp thời cơ trật tự thế giới đang có sự thay đổi để đánh động thế giới về tham vọng khống chế và tiến tới độc chiếm một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới và sống còn đối với Trung Quốc.

 

Có lẽ cũng nằm trong kế hoạch "làm chủ" tuyến hàng hải này, Trung Quốc gần đây cũng tuyên bố sẽ xây kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á với tên tạm gọi là kênh Kra, qua eo đất Kra ở Nam Thái Lan dài 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan.

 

Nếu kênh Kra thành hiện thực trao đổi thương mại giữa ASEAN, Trung Quốc với các nước trên thế giới sẽ không thông qua vịnh Malacca và Singapore nữa, mà thay vào đó là qua kênh Kra với tuyến hành trình được rút ngắn khoảng 1-2 ngày, tiết kiệm cho mỗi tàu 5.000-50.000 USD/chuyến.

 

Theo Văn Minh

VEF
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước