1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

7 "ông lớn" doanh thu trên 100.000 tỷ đồng năm 2013

(Dân trí) - Với mức doanh thu trên 100.000 tỷ đồng, PVN, EVN, Petrolimex, Samsung Vietnam, Viettel, VNPT và VietsoPetro đã vượt doanh thu của doanh nghiệp đứng thứ 500 của Bảng xếp hạng Fortunes 500 của Doanh nghiệp Mỹ.

PVN dẫn dầu Top doanh thu năm 2013 với gần 772.000 tỷ đồng.
PVN dẫn dầu Top doanh thu năm 2013 với gần 772.000 tỷ đồng.

 

Ngày 17/1, Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Bảng xếp hàng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam với vị trí dẫn đầu thuộc về Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

BIDV chào sàn HSX vào ngày 24/1/2014

 

Doanh thu năm 2013 của PVN đạt 772.000 tỷ đồng, tương ứng với gần 37 tỷ USD. Vietnam Report cho rằng, nếu Fortune đưa PVN vào bảng xếp hạng Fortune Global 500 năm tương ứng thì PVN sẽ đạt vị trí gần 300 trong bảng xếp hạng này.

 

Bên cạnh PVN, 6 doanh nghiệp khác trong Bảng xếp hạng VNR500 năm 2013 cũng đạt mức doanh thu trên 100.000 tỷ đồng, cao hơn doanh thu của doanh nghiệp đứng thứ 500 của Bảng xếp hạng Fortunes 500 của Doanh nghiệp Mỹ.

 

Các doanh nghiệp này gồm có Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Liên doanh Việt - Nga VietsoPetro.

 

Theo kết quả xếp hạng, số doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 chiếm tới hơn 44%, cao hơn số doanh nghiệp nhà nước (hơn 40%) và doanh nghiệp nước ngoài (hơn 15%).

 

Tuy nhiên, xét về doanh thu, khối doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tới hơn 62% trong tổng doanh thu của toàn bảng xếp hạng VNR500 năm 2013, cho thấy các doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục chi phối nền kinh tế. Nối gót là khối doanh nghiệp tư nhân với 19,4% và doanh nghiệp nước ngoài với 18,5% tổng doanh thu của bảng xếp hạng.


Doanh thu của doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, tăng đều trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Doanh thu của doanh nghiệp, nhất là khối tư nhân, tăng đều trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

 

Ngoài ra, so với năm 2012, danh sách năm nay có sự xuất hiện của hơn 160 cái tên mới, tương ứng với hơn 32% số doanh nghiệp của BXH, trong đó có tới 40,4% là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước chiếm 36,6% và doanh nghiệp nước ngoài chiếm 23%.

 

Theo dõi VNR500 từ năm 2007 tới nay, điểm đáng chú ý là mức doanh thu tối thiểu để lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tăng dần qua từng năm, dù năm 2012 có sụt giảm do ảnh hưởng từ những bất ổn kinh tế năm 2011: lạm phát cao hơn 18%, bất động sản đóng băng, giá vàng tăng vọt, ngân hàng lao đao vì nợ xấu sau quãng thời gian tăng trưởng quá nóng...

 

Đơn vị xếp hạng cho rằng, cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tốt thời cơ và vững vàng tăng trưởng doanh thu hàng năm.


Khoáng sản, xăng dầu, tài chính dẫn đầu Top doanh thu

 

Xét theo lĩnh vực, công nghiệp vẫn là nhóm có đông doanh nghiệp lớn nhất (xấp xỉ 72%), đồng thời cũng là nhóm có tổng doanh thu lớn nhất (trên 73,6%) của bảng xếp hạng VNR500 năm 2013.


Doanh thu từ ngành khoáng sản gấp đôi ngành điện và gần gấp 3 ngành tài chính.
Doanh thu từ ngành khoáng sản gấp đôi ngành điện và gần gấp 3 ngành tài chính.

 

Kế tiếp là lĩnh vực dịch vụ (số doanh nghiệp chiếm gần 22% với tổng doanh thu chiếm 23,5%) và lĩnh vực nông- lâm- thủy sản (số doanh nghiệp chiếm hơn 6% với tổng doanh thu chiếm gần 3%).

 

Xét theo ngành nghề, ngành khoáng sản- xăng dầu có tổng doanh thu chiếm tới hơn 33,6% tổng doanh thu của toàn bảng xếp hạng, tiếp đến là ngành điện (14,5%) và ngành tài chính- bao gồm ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và vàng bạc (12,3%).

 

Thế nhưng, nếu tính toán hệ số sinh lời trên nguồn vốn chủ sở hữu (ROE) thì cơ khí lại là ngành có hệ số ROE trung bình ngành cao nhất (0,47), tiếp theo là ngành điện (0,46) và thực phẩm- đồ uống (0,43).
 

Các ngành khác đều có ROE trung bình ngành dưới 0,4, đồng nghĩa với việc với mỗi 10 đồng vốn chủ đầu tư, các doanh nghiệp này kiếm về chưa được 4 đồng lãi. Điều này cho thấy cơ hội tăng trưởng của các ngành Top 3 về ROE kể trên là rất lớn.

 

Bích Diệp
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm