2014, lo lãi suất bị chèn lấn
Lãi suất đã giảm nhanh, mạnh và về mức thấp trong năm 2013. Nhưng, niềm vui của doanh nghiệp và người dân vay vốn có thể chẳng tày gang, khi quan ngại có hiện tượng chèn lấn đang hình thành.
Năm 2014, lãi suất có tiếp tục giảm được nữa hay không, hay ổn định, hay tăng trở lại?
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu định hướng chung rằng, năm 2014 sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất chủ chốt để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
“Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện vững chắc”, Ngân hàng Nhà nước gợi mở thêm.
Cụ thể hơn, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành trên địa bàn Tp.HCM cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dự tính rằng, lãi suất năm 2014 cơ bản sẽ giữ như mặt bằng năm 2013; nếu lạm phát có tín hiệu thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp.
Tham khảo một hướng khác, cuộc khảo sát định kỳ mà vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện, về tâm lý và kỳ vọng của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đối với Ngân hàng Nhà nước, cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 2%/năm tùy lĩnh vực.
Tuy nhiên, kỳ vọng lãi suất giảm tiếp đang gặp trở ngại lớn từ chính sách tài khóa. Tại các hội thảo diễn ra trong tháng 12 này, một loạt chuyên gia kinh tế đều chung quan ngại: hiện tượng chèn lấn của trái phiếu có thể phá vỡ mặt bằng lãi suất trong năm 2014.
Với quan điểm cá nhân, ông Bùi Quốc Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê và dự báo tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), nêu lên một tồn tại có thể tiếp tục tái diễn trong năm 2014: trong khi chính sách tiền tệ tập trung nguồn vốn thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, hạ lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì chính sách tài khóa lại đẩy mạnh huy động vốn từ nền kinh tế trong nước nhằm tài trợ cho hoạt động chi tiêu công trong bối cảnh thu ngân sách giảm sút so với các năm trước.
“Như vậy, chính sách tài khóa phần nào đã lấn át hoạt động đầu tư cho nền kinh tế hiện đang rất thiếu vốn và hệ thống ngân hàng lại tiếp tục tài trợ cho hoạt động này”, ông Dũng nhìn nhận.
Dẫn chứng cụ thể, chỉ riêng trong 11 tháng đầu năm 2013 đã có trên 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành, trong đó gần 90% do hệ thống các tổ chức tín dụng mua. Hiệu ứng lấn át, theo góc nhìn trên, có thể tiếp tục diễn ra và thậm chí trầm trọng hơn khi ước tính gần 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành ròng trong năm 2014 (bao gồm cả kế hoạch phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2016).
Và ông Bùi Quốc Dũng cảnh báo: “Hệ quả nhãn tiền là mặt bằng lãi suất của nền kinh tế sẽ khó giảm, thậm chí quay đầu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế khó có thể đẩy mạnh”.
Hiện tượng chèn lấn trên được nhìn nhận, nguồn cung trái phiếu Chính phủ rất lớn trong năm 2013 và 2014 đã tạo một kênh trú ẩn vốn cho các tổ chức tín dụng. Nếu kênh này hẹp đi, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ phải dồn cho các kênh đầu tư tư nhân, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều hơn; vồn dồn nhiều hơn, lãi suất sẽ giảm thêm và tín dụng tăng trưởng tốt hơn.
Trong sự chèn lấn đó, hiệu quả sử dụng vốn qua trái phiếu Chính phủ phục vụ chi tiêu và đầu tư công so với vốn sử dụng qua đầu tư tư nhân, cho phát triển sản xuất kinh doanh, bên nào tốt hơn và có trách nhiệm hơn cũng là vấn đề được đề cập đến nhiều thời gian qua.
Chưa hết, với quy mô trái phiếu Chính phủ dự kiến lớn như vậy, không những cản trở động lực giảm lãi suất thị trường mà còn có thể phá vỡ mặt bằng lãi suất trong năm 2014. Cung lớn giá sẽ chịu áp lực rẻ đi, lãi suất có thể sẽ tăng lên - điều mà nhiều chuyên gia và hẳn là cả Ngân hàng Nhà nước đang quan ngại.
Có cùng quan điểm, tại hội thảo mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), lo ngại chính sách tài khóa sẽ tiếp tục dồn thêm khó khăn cho chính sách tiền tệ trong năm 2014.
Bên cạnh quy mô của sự chèn lấn trên, ông Nghĩa cho rằng nghĩa vụ trả nợ của ngân sách trong năm 2014 sẽ càng tạo thêm áp lực. Vị chuyên gia này cho biết, các tổ chức nước ngoài khi nhìn vào cơ cấu trái phiếu Chính phủ cũng phải “rùng mình” vì kỳ hạn quá ngắn, và một lượng lớn bắt đầu tập trung đáo hạn từ giữa 2014 đến 2015, áp lực phát hành thêm sẽ càng lớn.
Ngoài ra, chuyên gia này còn quan ngại về tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý rõ rệt, chưa “tính” vào áp lực ngân sách phải trả nợ trong năm 2014.
Chính nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, vốn bị kẹt khiến nguồn tiếp tục cho vay ra hạn chế; nguồn vốn cung ứng hạn chế thì lãi suất sẽ càng khó giảm, chưa kể hàng ngày các tổ chức tín dụng vẫn phải trả lãi cho phần vốn bị nợ đọng đó.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước nêu định hướng chung rằng, năm 2014 sẽ điều hành chủ động, linh hoạt các mức lãi suất chủ chốt để kiểm soát và điều tiết lãi suất thị trường phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến lạm phát, góp phần ổn định thị trường tiền tệ.
“Tiếp tục áp dụng trần lãi suất tiền gửi bằng VND để ổn định mặt bằng lãi suất thị trường, xem xét không quy định trần lãi suất huy động khi thị trường tiền tệ ổn định và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng cải thiện vững chắc”, Ngân hàng Nhà nước gợi mở thêm.
Cụ thể hơn, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành trên địa bàn Tp.HCM cuối tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình dự tính rằng, lãi suất năm 2014 cơ bản sẽ giữ như mặt bằng năm 2013; nếu lạm phát có tín hiệu thấp hơn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có điều chỉnh phù hợp.
Tham khảo một hướng khác, cuộc khảo sát định kỳ mà vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước thực hiện, về tâm lý và kỳ vọng của tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đối với Ngân hàng Nhà nước, cho thấy các tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm thêm 1 - 2%/năm tùy lĩnh vực.
Tuy nhiên, kỳ vọng lãi suất giảm tiếp đang gặp trở ngại lớn từ chính sách tài khóa. Tại các hội thảo diễn ra trong tháng 12 này, một loạt chuyên gia kinh tế đều chung quan ngại: hiện tượng chèn lấn của trái phiếu có thể phá vỡ mặt bằng lãi suất trong năm 2014.
Với quan điểm cá nhân, ông Bùi Quốc Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê và dự báo tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), nêu lên một tồn tại có thể tiếp tục tái diễn trong năm 2014: trong khi chính sách tiền tệ tập trung nguồn vốn thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế, hạ lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thì chính sách tài khóa lại đẩy mạnh huy động vốn từ nền kinh tế trong nước nhằm tài trợ cho hoạt động chi tiêu công trong bối cảnh thu ngân sách giảm sút so với các năm trước.
“Như vậy, chính sách tài khóa phần nào đã lấn át hoạt động đầu tư cho nền kinh tế hiện đang rất thiếu vốn và hệ thống ngân hàng lại tiếp tục tài trợ cho hoạt động này”, ông Dũng nhìn nhận.
Dẫn chứng cụ thể, chỉ riêng trong 11 tháng đầu năm 2013 đã có trên 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành, trong đó gần 90% do hệ thống các tổ chức tín dụng mua. Hiệu ứng lấn át, theo góc nhìn trên, có thể tiếp tục diễn ra và thậm chí trầm trọng hơn khi ước tính gần 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành ròng trong năm 2014 (bao gồm cả kế hoạch phát hành bổ sung 170 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2014-2016).
Và ông Bùi Quốc Dũng cảnh báo: “Hệ quả nhãn tiền là mặt bằng lãi suất của nền kinh tế sẽ khó giảm, thậm chí quay đầu tăng trở lại và tín dụng cho nền kinh tế khó có thể đẩy mạnh”.
Hiện tượng chèn lấn trên được nhìn nhận, nguồn cung trái phiếu Chính phủ rất lớn trong năm 2013 và 2014 đã tạo một kênh trú ẩn vốn cho các tổ chức tín dụng. Nếu kênh này hẹp đi, nguồn vốn của các ngân hàng sẽ phải dồn cho các kênh đầu tư tư nhân, cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhiều hơn; vồn dồn nhiều hơn, lãi suất sẽ giảm thêm và tín dụng tăng trưởng tốt hơn.
Trong sự chèn lấn đó, hiệu quả sử dụng vốn qua trái phiếu Chính phủ phục vụ chi tiêu và đầu tư công so với vốn sử dụng qua đầu tư tư nhân, cho phát triển sản xuất kinh doanh, bên nào tốt hơn và có trách nhiệm hơn cũng là vấn đề được đề cập đến nhiều thời gian qua.
Chưa hết, với quy mô trái phiếu Chính phủ dự kiến lớn như vậy, không những cản trở động lực giảm lãi suất thị trường mà còn có thể phá vỡ mặt bằng lãi suất trong năm 2014. Cung lớn giá sẽ chịu áp lực rẻ đi, lãi suất có thể sẽ tăng lên - điều mà nhiều chuyên gia và hẳn là cả Ngân hàng Nhà nước đang quan ngại.
Có cùng quan điểm, tại hội thảo mới đây, TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), lo ngại chính sách tài khóa sẽ tiếp tục dồn thêm khó khăn cho chính sách tiền tệ trong năm 2014.
Bên cạnh quy mô của sự chèn lấn trên, ông Nghĩa cho rằng nghĩa vụ trả nợ của ngân sách trong năm 2014 sẽ càng tạo thêm áp lực. Vị chuyên gia này cho biết, các tổ chức nước ngoài khi nhìn vào cơ cấu trái phiếu Chính phủ cũng phải “rùng mình” vì kỳ hạn quá ngắn, và một lượng lớn bắt đầu tập trung đáo hạn từ giữa 2014 đến 2015, áp lực phát hành thêm sẽ càng lớn.
Ngoài ra, chuyên gia này còn quan ngại về tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản vẫn chưa được xử lý rõ rệt, chưa “tính” vào áp lực ngân sách phải trả nợ trong năm 2014.
Chính nợ đọng trong xây dựng cơ bản cũng là một nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, vốn bị kẹt khiến nguồn tiếp tục cho vay ra hạn chế; nguồn vốn cung ứng hạn chế thì lãi suất sẽ càng khó giảm, chưa kể hàng ngày các tổ chức tín dụng vẫn phải trả lãi cho phần vốn bị nợ đọng đó.
Theo Minh Đức
VnEconomy