16 công ty chứng khoán lỗ hơn 2.200 tỷ đồng
Tổng lợi nhuận năm 2011 của 26 công ty chứng khoán đang niêm yết là -1.408 tỷ đồng, giảm gần 3.200 tỷ so với năm 2010. SBS là dẫn đầu về mức lỗ còn HSC có lãi lớn nhất.
Với sự suy giảm mạnh của thị trường trong năm 2011, các công ty chứng khoán lại có thêm một năm "ác mộng" như đã từng xảy ra trong năm 2008.
Hiện tại, có 27 công ty chứng khoán đang niêm yết, chiếm ¼ tổng lượng công ty chứng khoán. Kết quả kinh doanh của các công ty này cũng phần nào thể hiện bức tranh chung của toàn ngành.
Hiện tại, có 27 công ty chứng khoán đang niêm yết, chiếm ¼ tổng lượng công ty chứng khoán. Kết quả kinh doanh của các công ty này cũng phần nào thể hiện bức tranh chung của toàn ngành.
Tổng doanh thu và lợi nhuận của các CTCK niêm yết
Tính đến thời điểm thực hiện bài viết này, chỉ duy nhất Chứng khoán SME chưa công bố kết quả kinh doanh Q4 và cả năm. Các số liệu dưới đây chỉ gồm kết quả của 26 công ty còn lại.
Tổng doanh thu của 26 CTCK niêm yết trong năm vừa qua đạt 6.259 tỷ đồng, giảm giảm 2.300 tỷ so với năm 2010.
Lợi nhuận trước thuế cũng giảm 3.200 tỷ từ 1.758 tỷ xuống -1.408 tỷ đồng.
Mặc dù mang cái tên rất chung chung là "Doanh thu khác" nhưng đây đang là nguồn thu quan trọng nhất của hầu hết các công ty chứng khoán. Nó bao gồm các khoản thu nhập như lãi tiền gửi, cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư (đòn bẩy...)...
Doanh thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan chặt chẽ với hoạt động môi giới đều dựa trên hoạt động giao dịch của khách hàng.
Mặc dù mang cái tên rất chung chung là "Doanh thu khác" nhưng đây đang là nguồn thu quan trọng nhất của hầu hết các công ty chứng khoán. Nó bao gồm các khoản thu nhập như lãi tiền gửi, cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư (đòn bẩy...)...
Doanh thu từ cung cấp các dịch vụ liên quan chặt chẽ với hoạt động môi giới đều dựa trên hoạt động giao dịch của khách hàng.
Qua biểu đồ trên có thể thấy Doanh thu khác chiếm ½, Doanh thu tự doanh chiếm 1/3, Doanh thu môi giới chiếm 1/10 tổng doanh thu của các CTCK.
Lợi nhuận trước thuế năm 2010 - 2011 của các CTCK niêm yết (Lợi nhuận 2011 của SME tính đến Q3)
Doanh thu môi giới của SSI dẫn đầu với 96 tỷ đồng, đứng thứ 2 là HSC với 91 tỷ đồng và BVS đứng thứ 3 với 65 tỷ đồng.
Trong năm 2011, HSC đã vươn lên đứng thứ 2 về thị phần môi giới tại cả HoSE và HNX. SSI từ thứ 2 lên vị trí dẫn đầu tại HoSE và đứng 7 tại HNX.
Về lợi nhuận, ngoại trừ SME chưa có kết quả kinh doanh, có 10 công ty báo lãi với tổng lợi nhuận trước thuế là 816 tỷ đồng.
Phía ngược lại có 16 công ty báo lỗ với tổng mức lỗ trước thuế là 2.234 tỷ đồng.
Năm 2010, trong số 26 công ty trên chỉ có 4 công ty báo lỗ với tổng mức lỗ 340 tỷ đồng (trong đó riêng KLS lỗ 173 tỷ đồng).
HSC là quán quân lợi nhuận, đạt 237 tỷ đồng, tăng 9 tỷ so với năm 2010.
Ba công ty khác có lợi nhuận trên 100 tỷ gồm KLS (184,5 tỷ), Agriseco (132 tỷ) và SSI (126,6 tỷ).
KLS lãi lớn không gây ngạc nhiên khi công ty đang có khoản tiền mặt khổng lồ đi gửi tiết kiệm (tiền và tương đương tiền đến cuối năm là 1.833 tỷ đồng).
Với SSI, việc đưa 3 công ty Aquatex Bến Tre (ABT), Hùng Vương (HVG) và Pan Pacific (PAN) đã giúp công ty thoát lỗ. Trong khi LNTT của riêng công mẹ là -59 tỷ đồng thì lợi nhuận hợp nhất lại đạt hơn 126 tỷ đồng. Năm 2010, lợi nhuận của SSI đạt 903 tỷ đồng - bỏ xa so với các công ty khác.
Phía ngược lại có 16 công ty báo lỗ với tổng mức lỗ trước thuế là 2.234 tỷ đồng.
Năm 2010, trong số 26 công ty trên chỉ có 4 công ty báo lỗ với tổng mức lỗ 340 tỷ đồng (trong đó riêng KLS lỗ 173 tỷ đồng).
HSC là quán quân lợi nhuận, đạt 237 tỷ đồng, tăng 9 tỷ so với năm 2010.
Ba công ty khác có lợi nhuận trên 100 tỷ gồm KLS (184,5 tỷ), Agriseco (132 tỷ) và SSI (126,6 tỷ).
KLS lãi lớn không gây ngạc nhiên khi công ty đang có khoản tiền mặt khổng lồ đi gửi tiết kiệm (tiền và tương đương tiền đến cuối năm là 1.833 tỷ đồng).
Với SSI, việc đưa 3 công ty Aquatex Bến Tre (ABT), Hùng Vương (HVG) và Pan Pacific (PAN) đã giúp công ty thoát lỗ. Trong khi LNTT của riêng công mẹ là -59 tỷ đồng thì lợi nhuận hợp nhất lại đạt hơn 126 tỷ đồng. Năm 2010, lợi nhuận của SSI đạt 903 tỷ đồng - bỏ xa so với các công ty khác.
Phía thua lỗ, với mức lỗ 620 tỷ đồng, Sacombank-SBS không chỉ là quán quân lỗ trong nhóm CTCK mà còn là quán quân lỗ trong số các doanh nghiệp niêm yết.
Dù đạt doanh thu lớn, hơn 953 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động kinh doanh đội lên tới gần 1.500 tỷ đồng. SBS chưa có thuyết minh chi tiết về các chi phí, nhưng chắc chắn chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng không nhỏ vì cuối năm 2010 công ty đã vay nợ rất nhiều.
SHS đứng thứ 2 với mức lỗ 382 tỷ đồng. Ba công ty khác lỗ trên 100 tỷ là BSC-Chứng khoán BIDV (-208 tỷ), VNDirect (-206 tỷ) và VDS-Chứng khoán Rồng Việt (-126 tỷ).
Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng giá trị đầu tư tài chính của 26 CTCK chỉ còn hơn 14.600 tỷ đồng, giảm gần 10.000 tỷ so với cuối năm 2010.
Số dự phòng giảm giá cũng tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng.
Hầu hết những công ty lỗ lớn là những công ty có tỷ trọng hoạt động tự doanh lớn, phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán nhiều. Vì vậy, nếu thị trường tốt lên trong năm 2012 thì có thể hoàn nhập dự phòng và có lãi lớn.
Có 3 công ty đã lỗ liên tiếp 2 năm 2010-2011 là Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Chứng khoán Hải Phòng (HPC) và Chứng khoán Sao Việt (SVS).
Nếu tiếp tục lỗ trong năm nay thì các công ty sẽ rơi vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc.
Dù đạt doanh thu lớn, hơn 953 tỷ đồng nhưng chi phí hoạt động kinh doanh đội lên tới gần 1.500 tỷ đồng. SBS chưa có thuyết minh chi tiết về các chi phí, nhưng chắc chắn chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng không nhỏ vì cuối năm 2010 công ty đã vay nợ rất nhiều.
SHS đứng thứ 2 với mức lỗ 382 tỷ đồng. Ba công ty khác lỗ trên 100 tỷ là BSC-Chứng khoán BIDV (-208 tỷ), VNDirect (-206 tỷ) và VDS-Chứng khoán Rồng Việt (-126 tỷ).
Tại thời điểm cuối năm 2011, tổng giá trị đầu tư tài chính của 26 CTCK chỉ còn hơn 14.600 tỷ đồng, giảm gần 10.000 tỷ so với cuối năm 2010.
Số dự phòng giảm giá cũng tăng thêm hơn 1.400 tỷ đồng.
Hầu hết những công ty lỗ lớn là những công ty có tỷ trọng hoạt động tự doanh lớn, phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán nhiều. Vì vậy, nếu thị trường tốt lên trong năm 2012 thì có thể hoàn nhập dự phòng và có lãi lớn.
Có 3 công ty đã lỗ liên tiếp 2 năm 2010-2011 là Chứng khoán Bảo Việt (BVS), Chứng khoán Hải Phòng (HPC) và Chứng khoán Sao Việt (SVS).
Nếu tiếp tục lỗ trong năm nay thì các công ty sẽ rơi vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc.
Theo TTVN