1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

12 tổ chức nước ngoài muốn sở hữu 55 triệu cổ phần Vinatex

(Dân trí) - Tổng cộng có 87 nhà đầu tư đăng ký đấu thầu 110,56 triệu cổ phiếu Vinatex. Như vậy, khối lượng đăng ký mua chỉ bằng gần 91% khối lượng đấu giá là 122 triệu đơn vị.

12 tổ chức nước ngoài muốn sở hữu 55 triệu cổ phần Vinatex
Tập đoàn Vingroup - CTCP (VIC) và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID) đã được phê duyệt là nhà đầu tư chiến lược của Vinatex.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
* Thăng cấp hàm Thượng tướng cho Thứ trưởng Tô Lâm
* Công bố thu nhập của người lao động: Lạc quan hay xa rời thực tế?

* Nhà thờ gỗ Kon Tum trên nền trời Tây Nguyên
* Kỷ luật nhiều cán bộ huyện liên quan đến thủy điện Sông Tranh 2
* Khi cổ đông chiến lược là... “chiến lệch”
* Nhà đầu tư ngoại rót 35 triệu USD vào chuỗi nhà hàng lớn tại Việt Nam

Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa công bố kết quả đăng ký đấu giá phiên chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng (IPO) của Công ty mẹ - Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex).

Theo đó, đã có tổng cộng 87 nhà đầu tư đăng ký đấu thầu 110,56 triệu cổ phiếu Vinatex. Như vậy, khối lượng đăng ký mua chỉ bằng gần 91% khối lượng đấu giá là 122 triệu đơn vị.

Trong cơ cấu nhà đầu tư tham gia đấu thầu, có 54 cá nhân trong nước đăng ký mua 53,67 triệu cổ phần; 12 tổ chức nước ngoài đăng ký mua 55 triệu cổ phần; 3 tổ chức trong nước đăng ký mua 1,85 triệu cổ phần và 3 cá nhân nước ngoài đăng ký mua 32.900 cổ phần.

Theo kế hoạch, phiên IPO của Vinatex sẽ được tổ chức từ 8h30 ngày 22/9/2014 tại HoSE với giá khởi điểm 11.000 đồng/cổ phiếu.

Vinatex có vốn điều lệ 5.000 tỷ đồng, tương ứng 500 triệu cổ phần. Trong đợt IPO này, Nhà nước vẫn nắm giữ 225 triệu cổ phần, chiếm 51% vốn điều lệ; khối lượng cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 3 triệu cổ phần, chiếm 0,6% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược 120 triệu cổ phần, chiếm 24% vốn điều lệ.

Trước đó, Tập đoàn Vingroup - CTCP (VIC) và CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID) đã được phê duyệt là nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ đăng ký mua lần lượt là 10% (50 triệu cổ phần) và 14% vốn điều lệ (70 triệu cổ phần).

Theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt, việc VIC và VID trở thành đối tác chiến lược của Vinatex là điều khá bất ngờ khi mà trước đó, tập đoàn này đã cho biết sẽ tìm đối tác chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài.

Mới đây, VIC đã thành lập CTCP VinFashion với vốn điều lệ 20 tỷ đồng (VIC nắm 70%) kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và Công ty TNHH Vine-Com với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng (VIC giữ 70%), doanh nghiệp điều hành website thương mại điện tử 12 ngành hàng của Tập đoàn. VIC cho biết Công ty hiện đang đẩy mạnh việc xây dựng website và làm việc với các nhà cung cấp cũng như hoàn thiện hệ thống phân phối. 

Như vậy, việc mua cổ phần của Vinatex rất có thể là một bước đi của VIC trong tiến trình thâm nhập sâu vào ngành bán lẻ Việt Nam. 

Nếu thực sự tham gia vào vực này, VIC sẽ có lợi thế lớn từ hệ thống trung tâm thương mại cao cấp ở nhiều tỉnh thành lớn và quan hệ kinh doanh với các thương hiệu thời trang bán lẻ hàng đầu thế giới. Cộng với sức mua nội địa lớn và đang tăng trưởng nhanh, đây thực sự là một mảng đầu tư nhiều tiềm năng đối với VIC trong dài hạn.

Bích Diệp
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm