10 vụ CEO từ chức đình đám nhất năm 2011
(Dân trí) - Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ vừa đưa ra 10 vụ từ chức Giám đốc điều hành (CEO) đáng nhớ nhất năm 2011, dẫn đầu là vụ rời ghế của huyền thoại công nghệ Steve Jobs tại Apple.
Theo Forbes, có nhiều lý do khác nhau dẫn tới những vụ từ chức được xem là tiêu biểu nhất năm, nhưng điểm chung là các vụ từ chức này đều là tạo nên những xáo trộn ở ở lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, khiến báo chí hao tốn nhiều giấy mực, và báo hiệu cho những thay đổi sắp tới tại công ty.
Ngoài Steve Jobs của Apple phải từ bỏ ghế CEO vì vấn đề sức khỏe, hầu hết các CEO còn lại đều ra đi vì một số lý do chính như công ty dính bê bối, làm ăn thua lỗ… Nhưng dù mất ghế vì tự nguyện hay bị ép buộc, phần lớn các CEO này đều “xách vali” rời công ty mang theo những gói bồi thường thôi việc nhiều triệu USD.
Dưới đây là 10 vụ từ chức CEO đáng nhớ nhất năm nay mà Forbes điểm qua:
1. Steve Jobs của Apple
Chỉ chừng một tháng trước khi Steve Jobs từ trần, vào hôm 24/8, Apple tuyên bố Jobs sẽ không đảm nhiệm chức CEO của hãng nữa. Sự ra đi của Jobs - người đã đưa Apple trở thành hãng công nghệ có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới từ chỗ là một công ty ngấp nghé bờ vực phá sản - được Forbes nhận định là vụ từ chức CEO đáng nhớ nhất năm nay.
2. Jon Corzine của MF Global
Jon Corzine là cựu Thống đốc bang New Jersey và từng có chân trong ban lãnh đạo ở ngân hàng đầu tư số 1 Phố Wall Goldman Sachs. Ông trở thành cựu CEO của MF Global hôm 4/11, sau khi công ty này phá sản vì gặp thua lỗ nặng từ những khoản đầu tư khổng lồ vào trái phiếu của các quốc gia châu Âu nặng nợ và cố gắng che đậy những khoản lỗ này.
Sau khi “về vườn”, Corzine tiếp tục là một nhân vật “nóng” trên các phương tiện tuyền thông, khi mà các nhà chức trách vẫn đang tiến hành điều tra vụ phá sản của MF Global.
Việc chất vấn những khoản chi phí thâu tóm trị giá hàng tỷ USD có thể là lý do khiến Michael Woodford, CEO người Anh của hãng máy ảnh Nhật Olympus, bị công ty này sa thải hồi tháng 10. Về sau, chính Olympus phải thú nhận họ đã bóp méo bảng cân đối kế toán để che giấu thua lỗ từ những năm 1990.
Nhà chức trách hiện đang điều tra vụ bê bối doanh nghiệp ở Olympus, trong khi Woodford nỗ lực khôi phục lại ghế CEO đã mất thông qua các cuộc tiếp xúc với cổ đông lớn của hãng này.
Sau 10 năm Eric Schmidt giữ ghế CEO của Google, “gã khổng lồ” tìm kiếm này có lẽ cần tới một luồng sinh khí mới mẻ hơn. Bởi thế, người đồng sáng lập 38 tuổi của Google là Larry Page đã thế chân Schmidt, với hy vọng sẽ đem đến những đam mê và tốc độ mới cho công ty.
5. Léo Apotheker của Hewlett-Packard
Với một loạt thương vụ bị phê phán mà Léo Apotheker đã đưa HP “dính” vào, giá cổ phiếu của hãng sụt giảm tới gần một nửa trong 11 tháng ông giữ chức CEO tại hãng này. Bởi thế, không có gì là khó hiểu khi Apotheker phải nhường ghế CEO HP lại cho Meg Whitman.
Sau khi chính thức nhận chức vụ hồi tháng 9, bà Whitman đã hủy bỏ kế hoạch bán lại mảng máy tính cá nhân (PC) mà Apotheker đưa ra khi ông còn đương chức.
6. Carol Bartz của Yahoo!
Carol Bartz bị Yahoo! sa thải vào tháng 9 vừa rồi sau hai năm trầy trật định nghĩa Yahoo là một hãng truyền thông hay một công ty công nghệ. Bà chỉ được Chủ tịch Hội đồng quản trị Roy Bostock thông báo về vụ sa thải bằng một cú điện thoại. Quá bức xúc, Bartz đã gửi một bức email với lời lẽ không mấy dễ chịu tới gần 14.000 nhân viên của Yahoo! để công bố sự ra đi của mình.
7. Sam Palmisano của IBM
Đã được lên kế hoạch từ lâu, việc Palmisano rời ghế CEO IBM không gây bất ngờ với giới quan sát. Điều đáng nói nhất ở vụ từ chức này nằm ở người kế nhiệm Palmisano, một phụ nữ có tên Virginia "Ginni" M. Rometty. Từng đảm nhiệm chức Phó chủ tịch cao cấp quản lý bán hàng, marketing và chiến lược của IBM, bà Rometty được chọn để lấp đầy lỗ hổng quyền lực mà Palmisano để lại.
Thương vụ thâu tóm hãng tin Reuters hồi năm 2008 của công ty Thomson Corporation tới giờ vẫn chưa đem lại mức lợi nhuận và tăng trưởng như công ty này mong muốn. Hôm 1/12, CEO Glocer của Thomson Reuters tuyên bố sẽ từ chức, sau những đồn đoán cho rằng, gia đình Thomson - chủ công ty này - buộc ông phải ra đi.
9. Gerard Arpey của American Airlines
Tron thời gian là CEO của American Airlines, Gerard Arpey là người thường xuyên công khai phản ý định xin bảo hộ phá sản của hãng hàng không này. Tháng 11 vừa rồi, ông mất chức CEO mà không được bồi thường thôi việc. Ngoài ra, số cổ phiếu American Airlines mà ông đang nắm giữ cũng gần như vô giá trị vì hãng này đã phá sản.
Trong nhiệm kỳ CEO kéo dài 15 tháng tại công ty năng lượng First Solar, Gillette hưởng mức thu nhập khoảng 30 triệu USD, cho dù giá cổ phiếu công ty “bốc hơi” tới 60%. Tháng 10 vừa qua, Gillette mất vị trí CEO ở công ty này, không rõ vì lý do tự nguyện hay bị ép buộc. Nhưng dù tự xin từ chức hay bị sa thải, thì Gillette vẫn có khả năng được hường gói bồi thường thôi việc trị giá 8,9 triệu USD.
Phương Anh
Theo Forbes