10 nước có giá xăng bán lẻ “chát” nhất thế giới

(Dân trí) - Ở Thổ Nhĩ Kỳ, giá xăng lên tới 2,6 USD, tương đương hơn 54.000 đồng/lít. Các quốc gia châu Âu chiếm trọn top 10 nước có giá xăng bán lẻ “cắt cổ” nhất thế giới do Bloomberg thực hiện.

Hãng tin tài chính Bloomberg vừa công bố xếp hạng những quốc gia và vùng lãnh thổ có giá bán lẻ xăng đắt nhất thế giới. Xếp hạng này bao gồm yếu tố “thiệt hại thu nhập” (“pain at the pump”) được tính toán dựa trên tỷ lệ phần trăm thu nhập hàng ngày mà người dân ở các quốc gia phải bỏ ra để mua 1 gallon, tương đương khoảng 3,8 lít xăng.

Dưới đây là 10 quốc gia dẫn đầu xếp hạng:

1. Thổ Nhĩ Kỳ

Giá xăng: 9,89 USD/gallon, tương đương 2,6 USD (54.300 đồng)/lít
Giá xăng: 9,89 USD/gallon, tương đương 2,6 USD (54.300 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 30 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 33%


Nền kinh tế trị giá 800 tỷ USD của Thổ Nhĩ Kỳ là nền kinh tế lớn nhất ở Đông Âu. Tuy nhiên, mức giá xăng bán lẻ đắt nhất thế giới khiến việc sử dụng xe hơi đối với người dân nước này không hề dễ dàng. Với Mức lương trung bình mỗi ngày 30 USD, người Thổ Nhĩ Kỳ phải bỏ ra 1/3 thu nhập hàng ngày để mua 1 gallon xăng.

2. Nauy

Giá xăng: 9,63 USD/gallon, tương đương 2,54 USD (53.000 đồng)/lít
Giá xăng: 9,63 USD/gallon, tương đương 2,54 USD (53.000 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 280 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 3,4%


Nauy là một nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới, nhưng giá xăng bán lẻ nước này vẫn trong top đắt nhất. Lý do là, thay vì trợ giá bán lẻ xăng dầu, Nauy sử dụng lợi nhuận từ ngành dầu lửa cho các dịch vụ công cộng, như giáo dục đại học miễn phí, và nâng cấp cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, với thu nhập trung bình cao, người dân Nauy cũng dễ dàng chịu mức giá xăng bán lẻ cao. Tính ra, họ chỉ mất 3,4% Mức lương trung bình mỗi ngày để mua 1 gallon xăng.

3. Hà Lan

Giá xăng: 9,09 USD/gallon, tương đương 2,4 USD (50.100 đồng)/lít
Giá xăng: 9,09 USD/gallon, tương đương 2,4 USD (50.100 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 125 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 7,3%


Hà Lan là quốc gia có số xe đạp bình quân đầu người cao nhất thế giới. Nước này đã xây dựng hệ thống đường giao thông rất thân thiện với việc sử dụng xe đạp. Cùng với thu nhập bình quân đầu người tương đối cao, việc sử dụng xe đạp phổ biến giúp người Hà Lan ít chịu tác động hơn từ mức giá xăng bán lẻ cao.

4. Italy

Giá xăng: 8,87 USD/gallon, tương đương 2,34 USD (49.000 đồng)/lít
Giá xăng: 8,87 USD/gallon, tương đương 2,34 USD (49.000 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 88 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 10%


Giá xăng ở Italy bắt đầu tăng mạnh kể từ sau khi Thủ tướng Mario Monti lên nắm quyền vào tháng 11 năm ngoái. Italy đã tăng thuế đánh vào xăng thêm khoảng 25% nhằm thu hẹp mức thâm hụt ngân sách. Tính ra, tiền đổ xăng hàng tuần của người Italy hiện nay bằng tiền nuôi sống cả gia đình. Để đổ đầy bình xăng ô tô, người Italy phải chi khoảng 142 USD, tương đương với số tiền một gia đình trung bình ở nước này chi để mua thức ăn.

5. Bồ Đào Nha


Giá xăng: 8,82 USD/gallon, tương đương 2,33 USD  (48.700 đồng)/lít
Giá xăng: 8,82 USD/gallon, tương đương 2,33 USD  (48.700 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 53 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 17%


Thuế chiếm tới 64% giá bán lẻ xăng ở Bồ Đào Nha. Nhiều người dân nước này thậm chí lái xe qua biên giới, tới mua xăng ở quốc gia láng giềng Tây Ban Nha để hưởng mức giá xăng mềm hơn. Thuế xăng ở Tây Ban Nha tăng mạnh từ năm 2001 tới nay nhằm bảo vệ môi trường.

6. Hy Lạp


Giá xăng: 8,62 USD/gallon, tương đương: 2,27 USD (47.400 đồng)/lít
Giá xăng: 8,62 USD/gallon, tương đương: 2,27 USD (47.400 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 58 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 15%


Trong bối cảnh Hy Lạp tiếp tục bị khủng hoảng nợ công bám đuổi, tiền lương ở nước này ngày càng giảm, khiến gánh nặng từ giá xăng dầu đối với người dân càng thêm trầm trọng. Tính ra, người Hy Lạp phải tiêu tốn 4,8% thu nhập cho xăng dầu, cao hơn ở bất kỳ quốc gia nào trong xếp hạng này. Từ năm 2009 tới nay, Hy Lạp đã tăng thuế đánh vào xăng lên mức cao thứ 3 ở châu Âu.

7. Thụy Điển


Giá xăng: 8,50 USD/gallon, tương đương 2,25 USD (47.000 đồng)/lít
Giá xăng: 8,50 USD/gallon, tương đương 2,25 USD (47.000 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 153 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 5,5%


Xăng ở Thụy Điển bị đánh thuế cao nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Thụy Điển vẫn là nước có mức tiêu thụ xăng bình quân đầu người cao thứ 10 trên thế giới.

8. Bỉ

Giá xăng: 8,41 USD/gallon, tương đương 2,22 USD (46.400 đồng)/lít
Giá xăng: 8,41 USD/gallon, tương đương 2,22 USD (46.400 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 117 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 7,2%


Người Bỉ tiêu thụ bình quân 0,15 gallon xăng/người/ngày, một mức thấp so với các quốc gia trong xếp hạng. Vì vậy, giá xăng cao không có ảnh hưởng quá lớn tới đời sống của người dân Bỉ với mức thu nhập trung bình khá cao là 117 USD/ngày.

9. Pháp

Giá xăng: 8,38 USD/gallon, tương đương 2,21 USD (46.100 đồng)/lít
Giá xăng: 8,38 USD/gallon, tương đương 2,21 USD (46.100 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 110 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 7,6%


Năm 2012, Chính phủ Pháp buộc phải cắt giảm thuế đánh vào xăng nhằm giảm giá bán lẻ mặt hàng này. Với mức độ tiêu thụ xăng hàng ngày thấp và thu nhập trung bình cao, người dân Pháp ít chịu ảnh hưởng từ mức giá xăng bán lẻ cao. Ở Pháp, các loại xăng sinh học được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn so với xăng dầu bình thường.

10. Đan Mạch


Giá xăng: 8,22 USD/gallon, tương đương 2,17 USD (45.300 đồng)/lít
Giá xăng: 8,22 USD/gallon, tương đương 2,17 USD (45.300 đồng)/lít
Mức lương trung bình mỗi ngày: 151 USD
Tỷ lệ “thiệt hại thu nhập hàng ngày” do mua 1 gallon (3,8 lít) xăng: 5,4%


Đan Mạch là quốc gia đánh thuế xăng cao thứ 7 ở châu Âu. Các nước châu Âu thường đánh thuế xăng dầu cao, dẫn tới giá xăng bán lẻ cao. Tuy nhiên, cũng giống như ở một số nước châu Âu khác, người dân Đan Mạch vẫn cảm thấy dễ chịu với mức giá xăng “cắt cổ” nhờ mức thu nhập trung bình hàng ngày cao.

Phương Anh
Theo Bloomberg