Nhiếp ảnh gia Nick Út và chuyến về thăm Trảng Bàng mới đây

Ông đứng trên đường QL1 ở Trảng Bàng, giữa các phương tiện giao thông qua lại như mắc cửi và tiếng còi xe ồn ã. “Đúng tại chỗ này, đã xảy ra câu chuyện ấy”- Ông chỉ tay và nói. “Đó là nơi những đứa trẻ đang gào khóc. Nơi tôi đã chụp được bức ảnh mà cả thế giới không thể quên”.

Nhiếp ảnh gia Nick Út và chuyến về thăm Trảng Bàng mới đây

Nick Ut và bức “Em bé bỏng bom napalm của Mỹ”: Bức ảnh được chụp ngày 8/7/1972 ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Khi đó, cô bé Kim Phúc 9 tuổi đã bị bỏng vì bom napalm ném xuống ngôi làng Phúc em sinh sống

Huỳnh Công Út (Nick Ut) khi đó mới 21 tuổi, quá nửa đời người (43 năm) đã trôi qua ông lại về chính nơi ấy, nơi ngày trước ông từng chĩa máy ảnh về hướng bắc và chụp được một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử- cô bé Việt Nam người trần trụi đang gào khóc và chạy sau khi bị bỏng bom napalm.
“Tôi đứng đó và chứng kiến quả bom rơi xuống”, Nick Ut hồi tưởng lại những khoảnh khắc 43 năm trước, khi ông dùng thước phim đen trắng hiệu Kodak-X để chụp hình ảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc. “Lúc đó, tôi còn rất trẻ”.

Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc ngày 8 tháng 6 năm 1972, được biết tới với tiêu đề “napalm girl- cô bé napal”, đã gây một tiếng vang, làm cho người ta thấy được sự thật tàn khốc của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam, đã gây bao đau thương chết chóc cho rất nhiều người. Hình ảnh này ngay ngày hôm sau đã lên trang bìa của New York Times.  Tác giả của nó sau đó được trao Giải Pulitzer và bức ảnh được chọn làm Ảnh Báo chí Thế giới Năm 1972. Bức ảnh xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất TK 20 do ĐH Columbia  bình chọn.

Lần này trở lại Trảng Bàng, Nick Út mang theo chiếc điện thoại Iphone. Với thiết bị này, ông dễ dàng tải nhanh những hình ảnh mà thời chiến tranh, ông phải mất hàng giờ mới có thể gửi đến văn phòng AP tại Sài Gòn, để xử lí tráng phim trước khi ảnh được in trên báo.

Ngồi trên ô tô đi từ TP.HCM về phía Tràng Bảng, Nick Út đeo chiếc máy ảnh kỹ thuật số Leica trên cổ và chụp vài tấm hình bằng chiếc iPhone…

Sau đó, khi xe băng qua một cây cầu, ông cho biết đã đến điểm ngày xưa ông chụp bức ảnh lịch sử và bảo xe dừng lại. Ông nhấc điện thoại, chụp lại hình ảnh con đường, hình ảnh ngôi đền nơi Kim Phúc và gia đình cô bé đã trú ẩn trước khi bom rơi.

Trong những năm gần đây, Nick Út đã thực hiện chuyến đi này thường xuyên ít nhất 1 lần trong năm, ông chia sẻ. Ông, bức ảnh lịch sử và nơi này… sẽ mãi mãi gắn kết với nhau.

Tại Trảng Bàng, Nick Út thăm một cửa hàng ở ven đường của hai người anh chị họ của Kim Phúc. Rồi ông đi bộ chừng 1 km xuống con đường nơi ông đã chụp bức ảnh nổi tiếng. Nơi đây, ông đã bắt gặp một nhóm các nhà nhiếp ảnh. Rồi Nick Út chụp ảnh người và cảnh vật. Mọi người lại chụp ảnh ông.

Út đã tải xong 6 bức ảnh Trảng Bàng lên Instagram, gồm có một bức ảnh anh họ của Kim Phúc, Hồ Văn Bơn, 54 tuổi, chính là bé trai bên trái Kim Phúc trong tấm ảnh năm 1972.

“Nếu điều này xảy ra vào thời bây giờ… thì cả thế giới sẽ ngay lập tức biết được hình ảnh đó, nhờ các phương tiện công nghệ,” ông nói.

 “Hãy tưởng tượng nếu năm 1972 bạn có tất cả các phương tiện công nghệ  của năm 2015 thì điều gì sẽ xảy ra” David Campbell, một tác gia kiêm giáo viên người Anh ở Newcastle nói. “Vài người chạy ra khỏi đám cháy bom napal thể nào cũng có điện thoại thông minh. Một vài người lính chắc cũng có. Vào năm 1972, bạn xem những bức ảnh riêng rẽ, tách biệt. Còn nếu ngày đó mà đã có công nghệ như ngày nay, bạn sẽ được xem những hình ảnh đa chiều, gắn kết với nhau và sẽ có được quan điểm nhìn nhận sâu sắc hơn.”

Nick Út có anh trai là phóng viên ảnh của AP Huỳnh Thanh Mỹ, đã chết trong chiến tranh Việt Nam năm 1965, tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bức ảnh được đưa ra công chúng và đến các nhà hoạch định chính sách ở Mỹ nhanh hơn. Trong khi hồi đó thậm chí ông còn phải gửi phim về Sài Gòn. Nếu bây giờ thì chỉ việc up ảnh lên Facebook.

“Ngày nay, tại Việt Nam, mọi người đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh” Út nói. Vài giờ đồng hồ là quá lâu. Bây giờ, trong 2 phút, bạn có thể chuyển mọi hình ảnh ra thế giới. Thật không thể tưởng tượng được!”./.
Theo Thùy Dương/ CTV VOV.VN/theo Nationalpost.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm