1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Xác ướp 4.000 tuổi cho thấy dấu hiệu sớm của bệnh tim

(Dân trí) - Các nhà khoa học đã sử dụng quang phổ hấp thụ cận hồng ngoại để phát hiện các tổn thương trong các động mạch của xác ướp và tìm ra những bằng chứng về dấu hiệu của bệnh tim.

Theo một nghiên cứu mới, xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại.

Xác ướp 4.000 tuổi cho thấy dấu hiệu sớm của bệnh tim - 1
Xác ướp ở Dakhla Oasis, Ai Cập.

Các nghiên cứu trước đây đã kiểm tra sự tích lũy canxi động mạch ở tim và động mạch ướp xác người bằng cách chụp cắt lớp và chụp cắt lớp (CT). Nhưng những nghiên cứu mới đã đưa ra một bức tranh về mức độ rủi ro bệnh tim lan rộng có thể đã xảy ra từ hàng ngàn năm trước.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích các động mạch từ năm xác ướp cổ đại từ Nam Mỹ, Ai Cập cổ đại và phát hiện giai đoạn xơ vữa động mạch sớm hơn khi thu được các mảng bám thu thập trên thành động mạch hạn chế lưu lượng máu.

Mohammad Madjid, đến từ Đại học Texas, cho biết: "Tôi đã xem xét mô hình bệnh tim trong dân số hơn 20 năm qua. Theo thời gian, câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi: Đó có phải là một căn bệnh của thời hiện đại hay đó là một quá trình vốn có của con người, bất kể cuộc sống hiện đại là gì?"

Để trả lời câu hỏi đó, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 đến 1000 trước Công Nguyên. Hài cốt là ba người đàn ông và hai người phụ nữ, những người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Các nhà khoa học đã quét các phần nhỏ của các động mạch chỉ dài vài cm.

Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy các tổn thương từ cholesterol tích lũy đến sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về các tổn thương ở giai đoạn sớm ở các xác ướp từ các nơi khác nhau trên thế giới.

Trang Phạm

Theo Live Science