Vụ tấn công thất bại của một con mực cổ đại

(Dân trí) - Một hóa thạch hiếm có đã lưu giữ được một cuộc đụng độ thời cổ đại. Hình ảnh mô tả về một sinh vật giống như con mực đang tấn công con mồi – nhưng không thành công.

Vụ tấn công thất bại của một con mực cổ đại - 1

Hóa thạch này, có niên đại gần 200 triệu năm trước, được tìm thấy ở bờ biển miền nam nước Anh vào thế kỷ 19, và hiện được được lưu giữ tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh ở Nottingham.

Trong một phân tích mới, các nhà nghiên cứu cho biết có vẻ như hóa thạch này thể hiện một sinh vật – mà họ đã xác định là loài Clarkeiteuthis montefiorei – với một con cá giống như cá trích (Dorsetichthys bechei) trong hàm của nó.

Vị trí của các xúc tu, nằm dọc theo cơ thể của con cá, cho thấy đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà là một bản lưu giữ hiếm hoi về một sự kiện cổ sinh học thực tế. Nó chỉ ra một cuộc tấn công đặc biệt bạo lực, mà dường như cuối cùng đã dẫn đến cái chết và theo sau là sự bảo tồn cả hai con vật này, theo ông Malcolm Hart từ trường Đại học Plymouth, Vương Quốc Anh, tác giả chính của nghiên cứu dự kiến sẽ công bố trên tạp chí Proceedings của Hiệp hội Các nhà địa chất cho biết.

Hình ảnh cận cạnh ở trên cho thấy phần đầu và thân của con cá Dorsetichthys bechei đã bị thương, với các xúc tu của con Clarkeiteuthis montefiorei giữ chặt xung quanh nó.

Vụ tấn công thất bại của một con mực cổ đại - 2

Họ đã đặt ra hai khả năng giải thích cho sự kiện này: Thứ nhất, con cá quá lớn so với kẻ tấn công nó, hoặc bị mắc kẹt trong hàm của kẻ tấn công khiến cho cả hai – đều đã chết – phải chôn thân dưới đáy biển nơi chúng được bảo tồn. Thứ hai, chính kẻ tấn công đã đưa con mồi xuống đáy biển để tránh bị kẻ khác tấn công. Tuy nhiên, khi làm như vậy nó đã xâm nhập vào vùng nước thiếu oxy và bị ngạt thở.

Ngọc Anh

Theo Cosmos Magazine