1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Vụ nổ Mặt Trời dữ dội làm gián đoạn sóng radio tại một số quốc gia

Đoàn Trung Nam

(Dân trí) - Một vụ nổ kép khiến hệ thống thông tin liên lạc vô tuyến ở Úc và một số quốc gia châu Á bị ngắt tạm thời, các chuyên gia cảnh báo những vụ nổ Mặt Trời xảy ra thường xuyên hơn.

Vụ nổ Mặt Trời dữ dội làm gián đoạn sóng radio tại một số quốc gia - 1
Mặt Trời hiện đang ở thời điểm hoạt động mạnh mẽ với các cơn bão Mặt Trời được liên tục được ghi nhận (Ảnh: NOAA).

Vào ngày 17/4, Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian đã phát hiện một vụ nổ Mặt Trời kéo dài gần 30 phút. Chưa đầy 10 ngày sau, một vụ nổ mới được ghi nhận dẫn đến hậu quả hệ thống liên lạc vô tuyến ở Úc và một số quốc gia châu Á bị ngắt tạm thời.

Các nhà khoa học dự đoán, thời gian cực điểm của chu kỳ Mặt Trời đang đến gần kéo theo sự gia tăng các vụ nổ, giải phóng một khối lượng đăng quang và cực quang đến Trái Đất trong những tháng tới.

Mức độ hoạt động của Mặt Trời được đo bằng các vết đen đang hoạt động trên ngôi sao này và tuân theo chu kỳ khoảng 11 năm, được ghi lại kể từ năm 1775. Hiện tại, ngôi sao lùn này đang ở chu kỳ thứ 25, được dự đoán sẽ hoạt động cực đại vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025. 

Vụ nổ Mặt Trời dữ dội làm gián đoạn sóng radio tại một số quốc gia - 2
Những vụ nổ Mặt Trời giải phóng một lượng lớn plasma ra ngoài không gian.

Do đó, rất có thể Mặt Trời sẽ "giải phóng" các đợt bùng phát mới với cường độ cao và thường xuyên hơn. Vụ phun trào thứ hai được ghi nhận vào ngày 25/4 vừa qua đến từ vết đen mặt trời AR2993 và AR2294, đây là một trong những vùng hoạt động tích cực nhất của nó.

Dù vụ nổ có cường độ vừa phải, nhưng đủ để làm nhiễu các tần số thấp hơn 20 MHz. Các chuyên gia dự đoán hiện tượng này có khả năng gây thiệt hại lớn hơn những gì chúng ta tưởng.

Vụ nổ Mặt Trời dữ dội làm gián đoạn sóng radio tại một số quốc gia - 3
Cực quang tuyệt đẹp nhìn từ Trái Đất, xong nó cũng đại diện cho sự nguy hiểm bởi các cơn bão Mặt Trời có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống điện, thông tin vô tuyến trên hành tinh chúng ta.

Các vết đen Mặt Trời trải dài hàng trăm triệu km vuông, xảy ra do sự nhiễu loạn từ trường rất mạnh, khiến các lớp này giải phóng ra một lượng lớn năng lượng, dưới dạng bức xạ điện từ (pháo sáng Mặt Trời) và gây ra hiện tượng đăng quang (CME) - các bong bóng chứa đầy plasma đang cháy. 

Các tia plasma này di chuyển ra khỏi vật thể của nó với tốc độ lên đến 3000 km/s.

Vụ phun trào plasma lớn nhất từng được ghi nhận xảy ra vào tháng 11/2003, sức mạnh từ vụ nổ này đã gây ra tình trạng mất điện kéo dài vài giờ ở một phần châu Âu và Nam Phi.

Các chuyên gia dự đoán vụ phun trào kép vào ngày 17/4 mới đây dường như đến từ một đám vết đen thứ ba trên mặt trời, nằm không xa các vùng AR2993 và AR2994. 

Một số thủy thủ và phi công đã báo cáo về "hiệu ứng lan truyền bất thường ở tần số dưới 30 MHz". May mắn thay, vào thời điểm phun trào, Trái Đất không nằm trực tiếp trong đường đi của các hạt mang điện, trong trường hợp quỹ đạo hành tinh của chúng ta nằm trên đường đi của nó, các nhiễu loạn điện từ sẽ còn tồi tệ hơn nhiều.

Trong khi các tia sáng mặt trời và CME có thể tạo ra cực quang tuyệt đẹp khi các hạt Mặt Trời va chạm với từ quyển Trái Đất, chúng cũng đại diện cho mối nguy hiểm lớn đối với hệ thống lưới điện, vệ tinh, mạng lưới thông tin liên lạc cũng như đối với các phi hành gia đang làm nhiệm vụ trong không gian.

Cho đến nay không có quá nhiều bất thường, song các nhà khoa học vẫn luôn theo dõi và cảnh giác, sự gia tăng tần suất của các vụ nổ năng lượng từ Mặt Trời trên thực tế đi kèm với mức độ nguy hiểm cao hơn. 

Kể từ cơn bão Mặt Trời năm 1859, có cường độ mạnh đến mức có thể nhìn thấy cực quang ở các vùng nhiệt đới và nó đã gây tê liệt mạng lưới điện ở khu vực này.

Gần đây hơn, tháng 7/2012, Trái Đất đã may mắn tránh được điều tồi tệ, nguy hiểm chưa từng có khi một cơn bão Mặt Trời khổng lồ diễn ra chỉ một tuần trước khi hành tinh của chúng ta nằm trên trục của nó.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), đây là cơn bão lớn nhất trong vòng 150 năm, có thể "ném nền văn minh trở lại thế kỷ 18". 

Ngày nay, để ngăn chặn tình huống đe dọa trên, các nhà khai thác điện và viễn thông đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng để chống lại sự gián đoạn trong tương lai.

Theo trustmyscience.com