1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Virus corona và dơi đã phát triển cùng nhau… trong hàng triệu năm

(Dân trí) - Dơi và một loạt các nhóm động vật có vú khác cũng là những sinh vật mang virus corona tự nhiên.

Virus corona và dơi đã phát triển cùng nhau… trong hàng triệu năm - 1

Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà khoa học của Đại học de La Réunion, Léa Joffrin và Camille Lebarbenchon. Để hiểu rõ hơn về họ virus rất đa dạng này, bao gồm cả coronavirus cụ thể gây ra đại dịch Covid-19, các nhà khoa học đã so sánh các loại coronavirus khác nhau ở 36 loài dơi từ phía tây Ấn Độ Dương và các khu vực lân cận châu Phi.

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các nhóm dơi khác nhau và trong một số trường hợp, cấp độ gia đình có các chủng coronavirus độc đáo của riêng chúng. Điều này tiết lộ rằng dơi và coronavirus đã phát triển cùng nhau trong hàng triệu năm.

"Chúng tôi thấy rằng có một quá trình tiến hóa liên hệ sâu sắc giữa dơi và coronavirus. Có sự hiểu biết tốt hơn về cách coronavirus phát triển có thể giúp chúng ta xây dựng các chương trình y tế công cộng trong tương lai", Steve Goodman, nhà sinh vật học từ Bảo tàng Field của Chicago cho biết.

Thực tế có một số lượng lớn các loại coronavirus khác nhau nhiều như loài dơi. Hầu hết chúng không truyền nhiễm sang người và không gây ra mối đe dọa nào. Các coronavirus liên quan đến những con dơi được nghiên cứu trong báo cáo này khác với loại gây ra đại dịch Covid-19, nhưng bằng cách tìm hiểu về coronavirus ở dơi nói chung, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về virus đang ảnh hưởng đến chúng ta.

Tất cả các loài động vật đều có virus sống bên trong chúng, và dơi cũng như một loạt các nhóm động vật có vú khác mang coronavirus tự nhiên. Những coronavirus này dường như không gây hại cho dơi nhưng có khả năng chúng sẽ gây nguy hiểm cho các động vật khác nếu virus có cơ hội lây nhiễm giữa các loài. Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ di truyền giữa các chủng coronavirus khác nhau và động vật mà chúng có mối quan hệ, tạo tiền đề để hiểu rõ hơn về việc truyền virus từ động vật sang người.

Goodman, người đã sống ở Madagascar trong nhiều thập kỷ và các đồng nghiệp của ông đã lấy mẫu máu từ hơn một ngàn con dơi đại diện cho 36 loài được tìm thấy trên các hòn đảo ở phía tây Ấn Độ Dương và các khu vực ven biển của quốc gia Mozambique. 8% số dơi mà họ lấy mẫu đều mang virus coronavirus.

"Đây là một ước tính sơ bộ về tỷ lệ dơi bị nhiễm bệnh. Ngày càng có nhiều bằng chứng về sự thay đổi theo mùa trong sự lưu hành của các loại virus này trên dơi, cho thấy con số này có thể thay đổi đáng kể theo thời gian trong năm", Camille Lebarbenchon, nhà nghiên cứu sinh thái học tại Đại học de La Réunion cho biết.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích di truyền của các coronavirus có trong những con dơi. Bằng cách so sánh các coronavirus được phân lập và giải trình tự trong bối cảnh nghiên cứu với các động vật khác bao gồm cá heo, lạc đà cừu và con người, họ đã có thể xây dựng một cây gia đình coronavirus khổng lồ. Cây gia đình này cho thấy các loại coronavirus khác nhau có liên quan với nhau như thế nào.

"Chúng tôi thấy rằng phần lớn, mỗi chi khác nhau của các họ dơi có các chủng coronavirus khác nhau. Hơn nữa, dựa trên lịch sử tiến hóa của các nhóm dơi khác nhau, rõ ràng có sự cùng tồn tại sâu sắc giữa dơi ở cấp độ của chi, họ và các coronavirus liên quan của chúng. Ví dụ, dơi ăn quả thuộc họ Pterepadidae từ các lục địa và hải đảo khác nhau tạo thành một cụm trong cây di truyền của chúng và khác biệt về mặt di truyền so với các chủng coronavirus của các nhóm dơi khác được tìm thấy trong cùng khu vực địa lý”, Goodman cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong những trường hợp hiếm hoi, dơi thuộc các họ, chi và loài khác nhau sống trong cùng một hang động và có những địa điểm gần nhau có chung một chủng coronavirus. Nhưng trong nghiên cứu này, sự lây truyền giữa các loài là ngoại lệ, không phải là quy luật.

"Việc truyền coronavirus ở khu vực có hai loài dơi dường như rất hiếm do sự đa dạng cao của dơi chứa coronavirus. Chúng ta cần hiểu các yếu tố môi trường, sinh học và phân tử dẫn đến những thay đổi hiếm gặp này" Léa Joffrin, một nhà sinh thái bệnh học đã nghiên cứu về dơi coronavirus trong thời gian nghiên cứu tiến sĩ tại Đại học de La Réunion chia sẻ.

Tìm hiểu làm thế nào các chủng coronavirus khác nhau phát triển có thể là chìa khóa để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus trong tương lai.

Đồng tác giả Patrick Mavingui, nhà sinh thái học vi sinh vật, người đứng đầu Phòng thí nghiệm PIMIT cho biết thêm: "Sự phát triển của các phương pháp nghiên cứu đối với các chủng coronavirus lưu hành ở Ấn Độ Dương sẽ giúp cho thấy liệu đã có những đoạn rời rạc trong quần thể người và sự tương tác của chúng với vật chủ sẽ cho phép hiểu rõ hơn về nguy cơ xuất hiện”.

Đặc biệt các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phần mẫu vật dơi nằm trong Bảo tàng Field, để xác nhận danh tính của các động vật được sử dụng trong nghiên cứu này. Những mẫu vật này đã giúp họ tự tin nói rằng loài dơi nào và từ khu vực địa lý nào chứa các chủng coronavirus khác nhau.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo, dù thực tế dơi mang coronavirus nhưng chúng ta không nên phản ứng thái quá bằng cách làm hại hoặc loại bỏ dơi dưới danh nghĩa bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Có nhiều bằng chứng cho thấy dơi rất quan trọng đối với hoạt động của hệ sinh thái chung.

Trang Phạm

Theo Phys