1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Việt Nam quan sát tốt hiện tượng nguyệt thực nửa tối ngày 16/9 tới

(Dân trí) - Đêm 16/9 và rạng sáng ngày 17/9 tới, người yêu thích thiên văn ở Việt Nam sẽ có dịp quan sát hiện tượng nguyệt thực nửa tối kéo dài khoảng 4 tiếng. Đây là hiện tượng Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất.

Trao đổi với Dân trí, Tiến sỹ Phạm Tuấn Anh – Phòng Vật lý Thiên Văn và Vũ trụ (Trung tâm Vệ tinh Quốc gia) cho biết: Nguyệt thực nửa tối là hiện tượng Mặt Trăng đi vào vùng bóng nửa tối của Trái Đất, chỉ tối đi đôi chút và chuyển sang màu đỏ nhạt thay vì màu đỏ thẫm và tối như đối với nguyệt thực toàn phần hay một phần hoàn toàn tối. Nếu điều kiện thời tiết tốt thì chúng ta hoàn toàn quan sát được toàn bộ hiện tượng này. Thời điểm đạt cực đại thì Mặt Trăng bị che phủ 90%.


Nguyệt thực nửa tối hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường.

Nguyệt thực nửa tối hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường.

“Thời điểm bắt đầu xảy ra nguyệt thực khoảng 23h50 phút ngày 16/9, nguyệt thực cực đại vào khoảng 2h sáng 17/9 và kết thúc vào lúc 4h sáng. Ở khu vực Hà Nội để quan sát tốt thì nhìn về phía Nam khoảng 60 độ” –TS Tuấn Anh cho biết.

Cũng theo TS Tuấn Anh, cũng như nguyệt thực toàn phần hay một phần, người quan sát nguyệt thực nửa tối không cần dụng cụ bảo vệ và có thể quan sát bằng mắt thường. Hoặc, nếu có một kính thiên văn nhỏ, ống nhòm… sẽ giúp việc quan sát trở nên thú vị và rõ nét hơn.


Sơ đồ về nguyệt thực sẽ xảy ra ngày 16/9/2016 do chuyên gia về thiên thực của NASA – Fred Espenak lập nên, thể hiện cả các khu vực có thể quan sát được nguyệt thực.

Sơ đồ về nguyệt thực sẽ xảy ra ngày 16/9/2016 do chuyên gia về thiên thực của NASA – Fred Espenak lập nên, thể hiện cả các khu vực có thể quan sát được nguyệt thực.

Nguyễn Hùng