Vi trùng có thể gây bệnh tiểu đường type-1
(Dân trí) - Một nghiên cứu mới của Anh chỉ ra rằng vi trùng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển bệnh tiểu đường type-1 bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch của cơ thể để phá hủy các tế bào sản sinh insulin.
Tiểu đường type -1 là tình trạng bệnh nặng và khó điều trị, chủ yếu xuất hiện ở người trẻ và trẻ em. Nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng tế bào T, một loại tế bào bạch cầu thường bảo vệ chúng ta khỏi vi trùng, đóng vai trò chính trong bệnh tiểu đường type-1 bằng cách phá hủy các tế bào sản sinh insulin, được gọi là tế bào beta.
Nghiên cứu này đã xác định vi trùng khởi động các tế bào T “giết người” để chúng bám vào các tế bào beta. Phát hiện này làm sáng tỏ cách những tế bào T này biến thành “thủ phạm” dẫn tới sự phát triển của bệnh tiểu đường type-1.
Những tế bào T này hoạt động mạnh bởi một số loại vi khuẩn. Trong bệnh tiểu đường type -1, tế bào T tấn công tế bào beta tuyến tụy vốn tạo ra insulin cần thiết để kiểm soát hàm lượng đường huyết. Khi tế bào beta bị phá hủy, bệnh nhân phải tiêm insulin hàng ngày để duy trì sức khỏe. Tế bào T rất hiệu quả trong việc diệt mầm tế bào nhưng khi chúng tấn công nhầm mô người, những tác dụng của chúng sẽ bị phá hủy.
Nghiên cứu này được đăng trên tờ Journal of Clinical Investigation, mang đến một cái nhìn tổng quát về cách vi trùng có thể khiến tế bào T gây bệnh tiểu đường type-1, nhưng cũng chỉ hướng tới một cơ chế tổng quan hơn về nguyên nhân của những bệnh tự miễn khác. Phát hiện cơ chế tế bào ẩn sau sự phát triển của các bệnh tự miễn như tiểu đường type - 1 có thể dẫn tới những phương pháp điều trị giúp chúng ta sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn.
Bệnh tiểu đường type -1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin hay tiểu đường ở người trẻ. Trong bệnh tiểu đường type 1, là do cơ chế tự miễn, tức tuyến tụy bị tấn công và phá hủy bởi chính cơ thể, làm cho tuyến tụy không còn khả năng sản xuất insulin nữa dẫn tới làm tăng đường huyết và tiểu ra đường.
Hà Ngân (Theo THS)