Vì sao thằn lằn có thể tái sinh bộ phận cơ thể bị mất?
(Dân trí) - Theo quy luật chung trong quá trình tiến hóa, khi bạn mất một chi, nó sẽ không quay trở lại. Tuy nhiên, quy luật này không có tác dụng với thằn lằn.
Sự đảo ngược về thích nghi được gọi là sự đảo ngược tiến hóa, quá trình mà các cấu trúc bị mất có thể quay trở lại loài theo thời gian. Cơ chế chính xác dẫn đến điều này có thể xảy ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng đó là điều được thấy ở thằn lằn chân ngắn khi chúng đã tiến hóa từ việc có bốn chi thành một cơ thể không có chi.
Để tìm hiểu xem điều này xảy ra như thế nào, một nhóm các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về hình dáng cơ thể và sự chuyển động của một loạt các loài thằn lằn chân ngắn không có chi giống rắn đến có bốn chi.
Các nhà nghiên cứu đã thiết lập một nghiên cứu sử dụng camera tốc độ cao thử nghiệm với 147 con thằn lằn chân ngắn từ 13 loài khác nhau được bắt từ tự nhiên. Trong số các con thằn lằn tham gia thử nghiệm, một số không có chi, một số có chi. Tất cả sẽ tham gia đào lỗ.
Sau khi nghiên cứu đoạn phim, các nhà nghiên cứu kết luận rằng những con thằn lằn chân ngắn có chi nhanh hơn và có khả năng đào hang tốt hơn những con không có chi nào. Các chi đặc biệt phát huy tác dụng khi đào đất ướt, cho thấy tầm quan trọng của các chi có thể bị ảnh hưởng bởi … khí hậu.
Phân tích dữ liệu cổ sinh vật học đã ủng hộ ý tưởng này vì các nhà nghiên cứu quan sát thấy rằng sự mất đi và tái xuất hiện của các chi có liên quan đến những thay đổi của thời tiết.
Khi môi trường sống trở nên khô hơn, các chi kém quan trọng hơn và bị mất đi nhưng sau đó nếu nó ẩm ướt, một số loài sẽ mọc lại các chi của chúng.
Khám phá cũng cho thấy rằng trong những hoàn cảnh thích hợp với áp lực môi trường thích hợp, sự tiến hóa có thể bị đảo ngược, thậm chí trong trường hợp cực đoan như mọc lại chỉ một cánh tay và một chân.