Vì sao ong chết sau khi đốt người?

Minh Khôi

(Dân trí) - Cơ chế ngòi độc của ong là "con dao hai lưỡi", khi vừa khiến nạn nhân gặp khó, nhưng cũng có thể giết chết chính con ong.

Video: Vì sao ong thường "tự chết" sau khi đốt người? (Nguồn: Zack D. Films).

Trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, bị ong đốt là một trong những tai nạn thường gặp. Khi một con ong chích vào da người, nó đâm ngòi sâu vào da để tiêm nọc độc. Tuy nhiên, ngòi độc có cơ chế với nhiều gai nhọn, dẫn tới nó bị mắc kẹt ở trong da.

Theo bản năng, ong cố gắng rút ngòi ra khỏi vật thể sau khi đốt. Thế nhưng hành động này lại vô tình khiến chúng bỏ mạng, vì kéo theo một phần của đường tiêu hóa, múi cơ và dây thần kinh trên cơ thể ong.

Theo các bác sĩ, bị ong đốt có thể dẫn tới sốc phản vệ, là tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong, cần được cấp cứu và xử trí kịp thời. Nếu sau khi bị côn trùng cắn, người bệnh có các biểu hiện nổi mề đay toàn thân, mệt, khó thở… cần lập tức được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm