Vì sao gãi lại hết ngứa?

Minh Khôi

(Dân trí) - Ngứa là một cảm giác vô cùng kỳ lạ mà các nhà khoa học vẫn chưa hiểu hết.

Vì sao gãi lại hết ngứa? - 1

Ngứa là một trải nghiệm dữ dội và khó chịu - đặc biệt là nếu gãi chỉ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tuy nhiên, vì sao khi gãi, chúng ta lại có cảm giác dễ chịu?

Cảm giác ngứa ngáy đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, dị ứng, thời tiết khô, hay do các mầm bệnh. Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân dẫn tới ngứa, chẳng hạn như ngứa rát do bệnh zona thần kinh gây ra, hay ngứa hai bên mép do dây thần kinh bị chèn ở cổ, chứng "ngứa nước" do tiếp xúc với nước, hay một tình trạng hiếm gặp trong đó cơ thể bị ngứa do có quá nhiều hồng cầu.

Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, tín hiệu ngứa được truyền qua da, truyền qua dây thần kinh đến tủy sống. Tại đây, sẽ sản sinh ra phân tử natriuretic polypeptide B, tạo tín hiệu đến não, gây cảm giác ngứa.

Khi ta gãi, sự tác động của ngón tay lên da tạo cảm giác đau nhẹ, lấn át cảm giác ngứa. Từ đó, đánh lạc hướng, khiến não không còn cảm thấy ngứa nữa. Đây là lý do tại sao véo hoặc tát vào chỗ ngứa cũng có thể có tác dụng.

Thật không may, một số chất dẫn truyền làm dịu đó, bao gồm serotonin, có thể khiến tín hiệu ngứa tái phát dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao việc gãi khiến bạn ngứa nhiều hơn, và bắt đầu cho một vòng luẩn quẩn mà các nhà khoa học gọi là chu kỳ ngứa - gãi.

Điều đáng mừng là các nhà khoa học đang tìm hiểu về phản ứng ngứa độc đáo này, và trong tương lai, chúng ta có thể loại bỏ chứng ngứa không thể kiểm soát một cách tốt đẹp.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm