Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone

(Dân trí) - “Sự phục hồi của tầng ozone ở Nam Cực không thể được coi là điều hiển nhiên và đòi hỏi sự cảnh giác liên tục.” Đó là thông điệp từ Tiến sĩ Jonathan Shanklin, một trong những nhà khoa học đầu tiên ghi nhận sự mỏng đi hàng năm của tấm lá chắn Trái đất vào những năm 1980.

"Lỗ hổng" trong tầng bình lưu phía trên “lục địa trắng” được ghi nhận ở mức nhỏ nhất trong vòng ba thập kỷ.

“Thật đáng hoan nghênh”, Tiến sĩ Shanklin nói, nhưng chúng ta thực sự chỉ nên xem nó như một sự bất thường.

Mức độ ozone phục hồi tốt hơn mong đợi​​ được cho là do các điều kiện bão tố phía trên tầng khí quyển làm Trái Đất nóng lên. Điều này đã ngăn chặn các phản ứng hóa học và giữ lại các nguyên tử clo và brom thường gây phá hủy tầng ozone cách hành tinh 15-30km.

Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone - 1
Lỗ thủng tầng ozone (màu xanh đậm) sẽ thu hẹp hoàn toàn trong vài tuần tới?

"Để biết các hiệp ước quốc tế có hiệu quả hay không, chúng ta cần xem xét dài hạn", tiến sĩ Shanklin nói. " Một cái nhìn thoáng nhanh trong năm nay có thể khiến bạn nghĩ rằng các nước đã can thiệp để cải thiện lỗ thủng tầng ozone. Nhưng họ đã không. Và mặc dù mọi thứ đang được cải thiện, vẫn có một số quốc gia đang sản xuất chlorofluorocarbons (CFC), hóa chất gây ra vấn đề. Chúng ta không thể tự mãn. "

 Tiến sĩ Shanklin, cùng với Joe Farman và Brian Gardiner, lần đầu tiên cảnh báo thế giới vào năm 1985 rằng mật độ khí ozone đang có sự sụt giảm mạnh mẽ trên bầu trời Nam Cực mỗi mùa xuân. Nghiên cứu của họ này đã góp phần hình thành nên Nghị định Montreal, một thỏa thuận quốc tế nhằm kiểm soát lượng khí chlorofluorocarbon (CFC) trên toàn thế giới. Hiệp ước quốc tế này đã loại bỏ hầu hết các hóa chất chứa clo và brom có ​​liên quan đến sự suy giảm tầng ozone. Vào thời điểm đó, các chất này đang được sử dụng rộng rãi như chất làm lạnh, chất tẩy rửa và làm chất đẩy trong bình xịt thí nghiệm.

Phương Huyền

Theo BBC News

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm