Tình nguyện viên kể lại những trải nghiệm sau khi tiêm vắc-xin coronaviruss

(Dân trí) - Có 108 người trong độ tuổi 18-60 đến từ Vũ Hán đã được tiêm vắc-xin coronavirus tiềm năng do một công ty dược phẩm và quân đội Trung Quốc phát triển.

Có một tình nguyện viên nói rằng, nhờ tham gia thử nghiệm mà cô ấy có thể “vượt qua những sở thích đơn giản của một người bình thường”.

Có một số tình nguyện viên bị tiêu chảy, sốt và cảm thấy hơi lo sợ, nhưng 108 tình nguyện viên đến Vũ Hán đều cho biết, họ rất tự hào khi là những người đầu tiên của Trung Quốc được tiêm thử nghiệm một loại vắc-xin tiềm năng để ngăn chặn coronavirus chủng mới.

Tình nguyện viên kể lại những trải nghiệm sau khi tiêm vắc-xin coronaviruss - 1
Xiao Mi đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ những trải nghiệm của mình khi tham gia thử nghiệm vắc-xin coronavirus ở Vũ Hán. Ảnh: Weibo

Các thử nghiệm đã được tiến hành tại thành phố trung tâm Trung Quốc vào thứ năm 19/3, chỉ ba ngày sau khi vắc-xin chống Covid-19 do CanSino Biologics phối hợp cùng quân đội Trung Quốc phát triển đã được Chính phủ “bật đèn xanh”.

Theo thông tin được công bố trên sổ đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Trung Quốc, 108 tình nguyện viên - độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi và có tình trạng sức khỏe tốt - được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm gồm 36 người. Sau đó, họ được tiến hành tiêm vắc-xin liều thấp, trung bình hoặc cao tại một cơ sở của lực lượng cảnh sát vũ trang thành phố.

Trong một báo cáo của tạp chí Science Daily, Wang Junzhi, thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết, sau khi được tiêm thuốc, những người tham gia thử nghiệm sẽ trải qua 14 ngày cách ly dưới sự theo dõi y tế chặt chẽ.

Có một số tình nguyện viên đã chia sẻ những trải nghiệm của họ mạng xã hội.

Một bạn nữ trẻ có biệt danh là Xiao Mi, thuộc nhóm được tiêm vắc-xin liều thấp, đã viết trên Weibo rằng: “Tôi có chút ngây thơ tuy nhiên tôi không sợ hãi khi đăng ký tham gia thử nghiệm. Tôi chỉ mất một ngày để được thông báo về việc tiêm vắc-xin”.

Tình nguyện viên kể lại những trải nghiệm sau khi tiêm vắc-xin coronaviruss - 2
Xiao Mi cho biết cô đã được phổ biến về các tác dụng phụ của vắc-xin như dị ứng và thấy khá sợ hãi trước khi tiêm.

“Có 2 người trong nhóm của chúng tôi có biểu hiện nhiệt độ cơ thể của họ tăng lên 38 độ và một số người bị tiêu chảy. Tuy nhiên tất cả các tác dụng phụ ở mọi người qua đi khá nhanh”, Xiao nói.

“Điều quan trọng hơn là, mặc dù rất e ngại nhưng khi tham gia vào các thử nghiệm cô cảm thấy mình đang làm một chút có ích cho xã hội”, cô nói thêm.

“Tôi cảm thấy mình có thể sẽ phải gánh chịu hậu quả từ quyết định của mình. Nhưng tôi muốn vượt lên trên những sở thích đơn giản của một người bình thường một lần. Chúng ta nên cảm ơn tất cả những người đã đi trước”, Xiao nói.

Cô cũng xác nhận bà Chen Wei, thiếu tướng, nhà khoa học quân sự, cũng là người đầu tiên được tiêm vắc-xin.

Một tình nguyện viên khác tên là Li Ming, có vợ là Wang Feng, gần đây đã khỏi bệnh Covid-19 thể nhẹ - căn bệnh do coronavirus gây ra.

“Từ khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bệnh cho đến nay, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và điều trị. Chồng tôi đã cùng tôi vượt qua điều này và anh ấy hoàn toàn hiểu được việc bệnh nhân gặp khó khăn như thế nào”, tạp chí Science Daily dẫn lời Wang.

Hiện Trung Quốc và Mỹ đang đi đầu trong cuộc đua phát triển vắc xin phòng chống Covid-19. Trước đó thành phố Bắc kinh đã chỉ đạo quân đội quốc gia dốc hết toàn lực trong cuộc chiến chống dịch.

Cùng ngày CanSino được chính phủ chấp thuận thử nghiệm vắc-xin, Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ (NIAID) và công ty công nghệ sinh học Moderna, trụ sở bang Massachusetts, cũng bắt đầu tiến hành các thử nghiệm của họ.

Wang Junzhi cho biết việc phát triển vaccine phòng virus SARS-CoV-2 đã diễn ra thuận lợi, và đa số các nhóm nghiên cứu sẽ hoàn tất thử nghiệm tiền lâm sàng trong thời gian tới và sớm chuyển sang thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, Roy Hall, giáo sư về vi rút học tại Đại học Queensland, Australia cho biết, dù quá trình thử nghiệm diễn ra nhanh, nhưng việc đưa vào sản xuất hàng loạt vẫn cần có thời gian.

“Cũng phải mất từ 6-9 tháng sau khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng thì mới có vaccine an toàn sử dụng được. Như vậy có nghĩa là vắc-xin Covid -19 có trong vòng 1 năm kể từ khi phát hiện mầm bệnh. Đó đã là một sự cố gắng đáng nể”, Roy Hall nhấn mạnh.

P.T.T 

Theo SCMP