Tìm “Trái đất trẻ” trong không gian sâu có thể dễ dàng hơn
(Dân trí) - Đã có hơn 4.000 ngoại hành tinh được xác định, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy xác suất tìm thấy các hành tinh giống Trái đất trẻ có thể sẽ cao hơn so với tính toán.
Nghiên cứu xem xét dữ liệu cho thấy các ngôi sao tương tự Mặt trời của chúng ta phong phú hơn so với trước đây, điều này sẽ dẫn đến sự hiện diện của các ngoại hành tinh được gọi là "hành tinh đại dương magma".
Giáo sư Richard Parker, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết các hành tinh đại dương magma này dễ dàng phát hiện hơn, nặng gấp đôi so với ngôi sao có khối lượng trung bình. Những hành tinh này phát ra nhiều nhiệt đến mức chúng ta sẽ có thể quan sát ánh sáng từ chúng bằng cách sử dụng kính viễn vọng hồng ngoại thế hệ tiếp theo.
Những "Trái đất trẻ" đang tạo ra nhiều năng lượng của riêng chúng, dưới dạng nhiệt, khiến chúng dễ dàng phát hiện hơn, Giáo sư Parker nói thêm.
Những vị trí mà chúng ta sẽ tìm thấy chúng đó là nhóm những nhóm sao trẻ chưa đến 100 triệu tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chứa vài chục ngôi sao và trước đó rất khó xác định liệu chúng ta có tìm thấy tất cả các ngôi sao trong mỗi nhóm hay không, vì chúng hòa vào nền của Dải Ngân hà.
Trước đó, vào hồi đầu tháng 3/2020, một sinh viên thiên văn học từ Đại học British Columbia đã phát hiện ra 17 ngoại hành tinh mới, trong đó có một hành tinh có kích thước tương đương Trái đất.
Được biết đến với cái tên KIC-7340288 b, ngoại hành tinh này có kích thước chỉ bằng 1,5 lần kích thước Trái đất và nằm trong vùng có thể ở của ngôi sao mà nó quay quanh. Một ngoại hành tinh khác phát hiện gần đây, K2-18b, cũng có khả năng ở được và chỉ cách Trái đất 124 năm ánh sáng.
Trang Phạm
Theo Fox News