Tiểu hành tinh khổng lồ cắt ngang quỹ đạo Trái Đất vào cuối tuần này

Minh Khôi

(Dân trí) - Bằng các phép đo ánh sáng, các nhà khoa học cho biết chỉ mất vỏn vẹn 19 giây để tiểu hành tinh đường kính 190 mét tiếp cận Trái Đất khi nó ở khoảng cách gần nhất.

Tiểu hành tinh khổng lồ cắt ngang quỹ đạo Trái Đất vào cuối tuần này - 1

Nếu tiểu hành tinh này hạ cánh xuống Trái Đất, đó sẽ là một thảm họa với tác động rất lớn.

Tiểu hành tinh có tên 2016 JG12 - phát hiện lần đầu vào ngày 3/5/2016 - đang được NASA theo dõi sát sao khi có thể tiếp cận quỹ đạo quay của Trái Đất vào cuối tuần này.

Theo dự kiến, tiểu hành tinh sẽ tiến sát tới Trái Đất ở cự li 5,98 triệu km. Khoảng cách này nghe có vẻ rất xa, nhưng bằng các phép đo ánh sáng, các nhà khoa học cho biết chỉ mất vỏn vẹn 19 giây để tiểu hành tinh đường kính 190 mét tiếp cận Trái Đất - dù ít có khả năng này xảy ra.

Khoảng cách này cũnglààlàà đủ gần để các nhà thiên văn có thể quan sát thấy. Được biết, 2016 JG12 hiện đang di chuyển với vận tốc khoảng 7km/s. NASA đang theo dõi rất chặt chẽ chuyển động củatiêuu hành tinh này, và chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường. 

Theo Space, tiểu hành tinh sẽ tiếp tục ở cùng một quỹ đạo và bay qua Trái Đất. Dự kiến, tiểu hành tinh thu hẹp khoảng cách ngắn nhất với Trái Đất vào lúc 0:23 (theo múi giờ GMT) thứ 7 ngày 20/11. Dẫu vậy, điểm quan sát tốt nhất vẫn chưa được công bố.

Chỉ một ngày sau đó, Trái Đất sẽ tiếp tục "đón" tiểu hành tinh khổng lồ dài 300 mét, được đặt tênlàà 1982HR 3361 Orpheus - vốn được phát hiện lần đầu năm 1982. Dự kiến, khoảng cách gần nhất giữa tiểu hành tinh này và Trái Đấtlàà 5,7 triệu km.

1982HR 3361 và JG12 2016làà 2 trong số 8 vật thể sẽ đến gần chúng ta trong thời gian tới, mặc dù ít có khả năng chúng va chạm với bề mặt Trái Đất.

Dựa trên quỹ đạo của JG12 2016, các nhà thiên văn dự đoán nó sẽ quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất vào ngày 3/11/2024.