Tiết lộ bằng chứng hoạt động của sinh vật ngoài hành tinh trên hành tinh lùn Ceres
(Dân trí) - Các nhà khoa học cho rằng “ánh sáng ngoài hành tinh” trên hành tinh lùn Ceres có thể là bằng chứng cho thấy thế giới xa xôi này không phải là một hành tinh chết.
Theo Daily Mai, kể từ khi được phát hiện lần đầu tiên vào hai năm trước, các điểm sáng bí ẩn trên bề mặt hành tinh lùn Ceres đã khiến các nhà khoa học tranh cãi. Khi đó, năm 2015 phi thuyền Dawn của NASA đã chụp được bức ảnh đầu tiên của hai vùng phản chiếu ánh sáng rõ ràng. Và kể từ đó đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện được thêm hàng trăm điểm sáng như vậy.
Các điểm sáng này có thể được xếp thành bốn loại khác nhau.
Một nghiên cứu mới cho rằng, các điểm sáng này có thể được xếp thành bốn loại khác nhau, chứng tỏ Ceres không phải là một thế giới chết, mà vẫn đang có các hoạt động địa chất.
Cụ thể hơn, theo thông tin trên trang Express, các điểm sáng trên hành tinh lùn Ceres có thể là dấu hiệu của một đại dương ngầm bên dưới bề mặt. Các nhà khoa học cho rằng từ đó có thể dẫn đến việc phát hiện ra sự sống. Và các hoạt động địa chất trên thế giới nhỏ bé nằm giữa sao Mộc và sao Hỏa và đang quay quanh mặt trời này có thể là chuyển động của các mảng kiến tạo.
Nhà khoa học Carol Raymond – phó phụ trách nhóm thực hiện nhiệm vụ Dawn thuộc Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực ở Pasadena, California cho biết: “những điểm sáng bí ẩn trên Ceres không chỉ thu hút các thành viên của Dawn mà còn thu hút cả cộng đồng khoa học, đó là bằng chứng về một đại dương ngầm của Ceres, và cho thấy một điều đáng kinh ngạc rằng Ceres vẫn đang hoạt động chứ không phải là một thế giới chết.
Các phân tích cho thấy thế giới này vẫn đang phát triển.
Các quá trình địa chất tạo ra những khu vực có màu sáng, và vẫn có thể đang tiếp tục làm thay đổi bộ mặt của Ceres hiện nay.
Tàu Dawn đang tiếp cận Ceres.
Các phân tích cho thấy, nhiều khả năng, trong quá khứ không xa từng có một đại dương ngầm chứa đầy nước muối nằm bên dưới vị trí của những điểm sáng ở Occator – một miệng núi lửa trên Ceres.
Nhà khoa học Nathan Stein – nghiên cứu sinh tại Học viện công nghệ California (Caltech) chia sẻ: “các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng các điểm sáng này được tạo thành từ muối, và nhóm nghiên cứu cho rằng hoạt động của chất lỏng bên dưới bề mặt đã đưa nó lên trên bề mặt và tạo thành các điểm sáng đó”.
Các điểm sáng “tiết lộ bằng chứng về đại dương ngầm từng tồn tại trên Ceres”.
Theo nhà nghiên cứu Lynnae Quick – một nhà địa chất học hành tinh ở Viện nghiên cứu Smithsonian, Washington, ở trên các thế giới khác đã tìm thấy bằng chứng của nước thì cũng có thể quan sát thấy các điểm sáng tương tự.
Kể từ khi phát hiện được hai điểm sáng đầu tiên, các nhà khoa học đã phát hiện thêm hơn 300 điểm sáng khác trên hành tinh lùn Ceres.
Bà cho hay: “nhóm nghiên cứu cũng thấy các vết rạn trên các vật thể khác trong hệ mặt trời, chẳng hạn như mặt trăng băng giá Europa của sao Mộc. Các vết rạn trên Europa lan rộng hơn so với vết rạn mà chúng ta nhìn thấy ở Occator. Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến các hồ chứa nước có thể đang tồn tại bên dưới các vết rạn của Europa hiện nay cũng có thể dùng để làm đối chứng cho những hoạt động có thể đã từng xảy ra ở Occator trong quá khứ”.
Anh Thư (Tổng hợp)