1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Thiết bị biến không khí ô nhiễm thành điện năng

(Dân trí) - Một nhóm các nhà khoa học ở Bỉ đã phát triển một thiết bị mới có thể tạo ra điện năng đồng thời làm sạch không khí bị ô nhiễm.


Thiết bị mới này có hai ngăn và 1 lớp màng. Không khí được làm sạch ở một ngăn, trong khi khí hy-đrô được tạo ra ở ngăn còn lại.

Thiết bị mới này có hai ngăn và 1 lớp màng. Không khí được làm sạch ở một ngăn, trong khi khí hy-đrô được tạo ra ở ngăn còn lại.

Để hoạt động, thiết bị này phải được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nó có hai ngăn được phân ra với nhau bởi một lớp màng. Không khí được làm sạch ở một ngăn, trong khi ở ngăn còn lại các chất ô nhiễm sẽ được biến thành khí hy-đro.

Giáo sư Sammy Verbruggen, công tác tại Đại học Antwerp (Bỉ) cho biết “khí hy-đrô này có thể lưu trữ và sau này dùng làm nhiên liệu, ví dụ như hiện nay nó đã được dùng ở một số xe buýt hy-đrô”.

Lớp màng ngăn là thành phần quan trọng và nhạy cảm nhất của thiết bị này. Nó được tạo ra nhờ kết hợp các vật liệu nano đặc biệt. “Những chất xúc tác này có thể tạo ra khí hy-đrô và loại bỏ ô nhiễm không khí. Trước đây, những cục pin này chủ yếu được dùng để tách hy-đrô từ nước, nhưng hiện nay nhóm nghiên cứu đã phát hiện rằng điều này có thể áp dụng – thậm chí còn có hiệu quả hơn hẳn – với không khí ô nhiễm”.

Các nhà nghiên cứu cho biết thiết bị này hoạt động tương tự như các tấm pin mặt trời. Nó cũng sử dụng ánh sáng mặt trời để kích hoạt các phản ứng hóa học tạo ra điện năng.

Verbruggen và các đồng nghiệp hiện đang nghiên cứu để mở rộng quy mô nhằm sử dụng kỹ thuật này trong công nghiệp, đồng thời họ cũng đang nỗ lực để cải thiện hiệu suất của thiết bị.

Anh Thư (Theo Upi)