1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Thị trường lương thực toàn cầu tiếp tục đe dọa các loài cá mập và cá đuối

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại đại học Guelph đã nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn vây cá mập và mang cá đuối được bán tại các chợ khắp nơi trên thế giới để làm thuốc đến từ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Thị trường lương thực toàn cầu tiếp tục đe dọa các loài cá mập và cá đuối - 1

Có khoảng một nửa trong số 1200 loài các mập và cá đuối được liệt vào danh sách như loài đang gặp nguy hiểm bởi tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới, trong đó gồm 20 loài bị cấm buôn bán quốc tế.

Nghiên cứu đăng trên báo Scientific Reports, sử dụng công nghê vạch mã số DNA đã phát hiện ra 71% vây cá mập khô và mang cá đuối được thu mua ở các chợ và cửa hàng trên thế giới đến từ các loài được liệt vào danh sách đang trong tình trạng nguy hiểm và bị cấm buôn bán. Việc tách vây khỏi cá mập sống là bất hợp pháp ở Canada.

“Mặc dù có nhiều tranh luận về soup vây cá mập và hiện thực rằng nhiều loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng, hiện vẫn còn một thị trường lớn cho vây cá mập và một sự ra tăng nhu cầu về mang cá đuối” Dirk Steinke, một giáo sư sinh học và là là thành viên của Trung tâm gen sinh học-Đại học Guelph, nói trong một buổi phỏng vấn với báo chí.

“Đây là một vấn đề mà đến tận bây giờ vẫn khó để có thể thi hành, bởi vì vây cá mập được sấy khô và chế biến trước khi chúng được bán nên rất khó khăn để xác định chủng loài”.

Các nhà nghiên cứu thu thập 129 mẫu ở các chợ Trung Quốc, Canada và Sri Lanka. Cá mập voi cũng được tìm thấy trong các mẫu thu thập, đây là loài được bảo vệ và bị coi là bất hợp pháp khi buôn bán.

Mã vạch DNA cho phép các nhà khoa học xác định chủng loại của sinh vật thông qua mẫu gen.

Steinke nói: "Mã vạch DNA là một công cụ lý tưởng để xác định mẫu đã sấy khô và được xử lý. "Nó cung cấp cho các cơ quan thực thi pháp luật một phương pháp để phát hiện xem các vây và mang đang bán là những loài nhập khẩu hợp pháp hay bất hợp pháp."

Thiên Hương (Theo UPI)