Theo dõi nguồn thải khí mêtan từ vệ tinh

(Dân trí) - NASA thông báo quan trắc đầu tiên về sự rò rỉ khí mêtan duy nhất trên bề mặt hành tinh từ con tàu vũ trụ quay quanh Trái đất. Đây là một công cụ mới để theo dõi nguồn thải khí mêtan.

Nồng độ mêtan trong khí quyển có thể rất lớn và tồn tại lâu hơn khí CO2 dồi dào, nhưng mêtan hoàn toàn có khả năng gây thiệt hại ở mức độ nhất định khi gia tăng số lượng. Do khả năng bẫy bức xạ vượt trội, nên mêtan là mối đe dọa đến khí hậu lớn hơn CO2. Vì vậy, việc theo dõi nguồn thải mêtan là nhiệm vụ rất quan trọng.

Theo dõi nguồn thải khí mêtan từ vệ tinh - 1

Tháng 10 năm 2015, các công nhân tại nhà máy khí Aliso Canyon đã phát hiện vụ rò rỉ lớn bắt nguồn từ các giếng khí nơi đây. Thảm họa này đã khiến hơn 100.000 tấn khí mêtan thải vào khí quyển trước khi được ngăn chặn vào tháng 2 năm sau. Các nhà nghiên cứu ước tính tác động của sự cố này đến khí hậu tương đương với lượng khí thải hàng năm từ nửa triệu chiếc ô tô.

Trong khi hiện tượng rò rỉ mêtan xảy ra, vệ tinh quan trắc Trái đất ((EO-1) của NASA vẫn lơ lửng trong quỹ đạo thấp của Trái đất kể từ khi được khởi động vào năm 2000. Theo kế hoạch, vệ tinh EO-1 chỉ bay trong vòng một năm với sứ mệnh chính là triển khai các công cụ chụp hình mới về Trái đất, một trong số đó là quang phổ Hyperion đầu tiên có khả năng hiển thị bề mặt Trái đất trong hơn 220 màu phổ.

Như một phần nghiên cứu về sự cố rò rỉ khí, các nhà khoa học NASA đã sử dụng vệ tinh EO-1 hướng vào nhà máy khí Aliso Canyon, nơi Hyperion đã phát hiện các đám khí mêtan thải ra ở nơi đây vào mùa đông năm 2015-2016. Các quan sát này được củng cố bằng số đo phát thải thu thập ở gần Trái đất trên máy bay ER-2 của NASA mang theo Quang phổ kế tạo ảnh trên không/hồng ngoại.

"Đây là lần đầu tiên phát thải mêtan từ một nhà máy được quan trắc từ không gian", David R. Thompson, nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA cho biết. "Tỷ lệ mêtan trong khí quyển được sản sinh thông qua hoạt động của con người, vẫn chưa được hiểu rõ. Các công cụ tương lai có độ nhạy cao hơn được đặt trên các vệ tinh quỹ đạo, có thể giúp lý giải vấn đề này thông qua khảo sát các nguồn mêtan lớn nhất thế giới. Qua đó, chúng tôi có thể hiểu rõ hơn và xác định yếu tố chưa được biết đến trong phát thải khí nhà kính".

N.P.D - NASATI