Thèm đồ ăn vặt được khởi nguồn từ chính các tầng lớp thấp trong xã hội

(Dân trí) - Địa vị xã hội và chế độ dinh dưỡng nghèo nàn có sự liên hệ trong tâm trí mỗi người. Một nhận định đã được đưa ra đó là số lượng người có thu nhập thấp trong xã hội lại chiếm phần lớn các trường hợp của đại dịch béo phì gần đây, cũng như các vấn đề liên quan tới sức khỏe như là tiểu đường.

Thèm đồ ăn vặt được khởi nguồn từ chính các tầng lớp thấp trong xã hội - 1

Chế độ chăm sóc sức khỏe nghèo nàn, sự căng thẳng, lối sống không lành mạnh, và một lượng dồi dào nguồn thức ăn nhanh đều được cho là gây ra ảnh hưởng. Theo một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, nó cũng đến từ tiềm thức con người.

Trong cuộc nghiên cứu đối với các tình nguyện viên thừa nhận mình thuộc nhóm địa vị thấp trong xã hội, kết quả là họ có xu hướng ăn, lựa chọn và yêu thích thật nhiều đồ ăn hơn, cũng như các món đồ có hàm lượng calo cao. Những khám phá được xuất bản trên tờ Proceedings của Học viện Khoa học Quốc gia sao chép lại biểu hiện ở rất nhiều loài động vật – từ các loài chim, loài thú gặm nhấm cho đến tộc linh trưởng. Do vậy, các tác giả đã dự đoán rằng những trục trặc về tinh thần có thể là do quá trình tiến hóa còn lưu lại nhằm tăng khả năng tồn tại bằng cách bù đắp lại cho sự thiếu hụt tài nguyên và nguồn vật chất.

Thực sự với loài người, những khám phá cho thấy rằng chúng ta không thể giải quyết vấn đề béo phì chỉ bằng cách cản thiện chế độ ăn lành mạnh và khích lệ thể dục thể thao.

Với cuộc nghiên cứu này, chuyên gia nghiên cứu tâm lý học tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore đã tuyển dụng gần 500 thí sính khỏe mạnh cho một chuỗi gồm 4 bài thử nghiệm. Đầu tiên, nhóm có 101 người tham gia hoàn thành một nhiệm vụ, ở đó họ được xem 1 cái thang với 10 nấc và phải chọn nấc phù hợp với họ tương ứng về một mẫu người giàu có, khỏe mạnh, giáo dục tốt hay là một người không quan trọng, vô giáo dục và nghèo. Các thí sinh được sắp xếp ngẫu nhiên vào 2 nhóm so sánh này. Để phù hợp với nghiên cứu trước đây, các thí sinh xếp hạng địa vị xã hội của mình thấp hơn ở các tình huống trước tiên và tăng dần về sau.

Tiếp theo đó, các thí sinh phải chọn đồ ăn từ một bữa tiệc được giả định. Với việc lưu chép lại các đặc điểm về giới tính, cách ăn trong trạng thái bình thường, ăn khi đói bụng, các nhà nghiên cứu thấy rằng những thí sinh xếp hạng địa vị xã hội thấp sẽ chọn nhiều đồ ăn, trong số đó có hàm lượng calo cao hơn những thí sinh xếp hạng cao trong xã hội.

Trong thử nghiệm thứ hai, các nhà nghiên cứu đưa tới 167 thí sinh một bài đánh giá kinh tế xã hội tương tự, sau đó yêu cầu họ kết nối các đồ ăn có hàm lượng calo cao (pizza, ham bơ gơ, gà rán) và thấp (rau, hoa quả) với các mô tả vừa ý và không vừa ý, như là ngon lành hay dơ bẩn. Một lần nữa, những thí sinh xếp hạng thấp hơn có xu hướng thích các đồ ăn hàm lượng calo cao hơn.

Trong hai thử nghiệm cuối cùng, các nhà nghiên cứu tiến hành thử nghiệm với việc ăn uống thực tế. Trong phần này, 83 thí sinh tự xếp hạng phải vừa xem một băng tài liệu vừa nhai món đồ đã lựa chọn gồm : khoa tây chiên, kẹo M&M hoặc là nho khô. Một lần nữa, các thí sinh xếp hạng thấp đã chọn khoai tây chiên và sô cô la nhiều hơn các thí sinh thứ hạng cao. Cuối cùng, 148 thí sinh tự xếp hạng được ăn mỳ tôm đến khi “no hoàn toàn”. Và các thí sinh xếp hạng thấp đã ăn một lượng trung bình nhiều hơn 20% calo giá trị của mỳ tôm mang lại.

Các tác giả kết luận lại : “Các kết quả đã cho thấy việc địa vị thấp và thiếu chỗ đứng trong xã hội có thể liên quan mật thiết đến nguy cơ béo phì qua việc tăng hàm lượng calo vào cơ thể. Do vậy, trải nghiệm cá nhân với địa vị thấp có thể là rào cản cho việc cải thiện sức khỏe.”

Thành Hưng (Theo Arstechnica)