Thế giới nên giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào?

(Dân trí) - Công ước Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) đang tổ chức Hội nghị các bên lần thứ 23 (COP23) tại Bonn, Đức với sự tham dự của hàng nghìn nhà thương thuyết từ khu vực công, tư nhân và phi lợi nhuận để cùng nhau tập hợp, thảo luận cách thế giới nên giải quyết với vấn đề biến đổi khí hậu.

Thế giới nên giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu như thế nào? - 1

Hội nghị tập hợp 25.000 người tham gia để thảo luận các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và các thành viên tham gia tiến trình đang thực hiện việc cắt giảm CO2 và các chất ô nhiễm khác. Nhiều bên ký kết Thỏa thuận Paris đang không thực hiện đầy đủ các cam kết của họ đối với việc gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris là giữ nhiệt độ Trái đất ở mức chỉ tăng từ 1,5 độ C đến 2 độ C vào năm 2030. Tuy nhiên với tình trạng diễn biến khí hậu phức tạp như hiện nay, chúng ta cần phải “dọn sạch” hành động của mình hoặc chúng ta sẽ đẩy hệ thống khí hậu quá xa khỏi trạng thái cân bằng và nhân loại sẽ phải đối mặt với những thiệt hại kinh tế và khí hậu trầm trọng trong tương lai gần.

Gần đây, các tổ chức trên nhiều lĩnh vực đã và đang phát triển các dự án và sự đổi mới tuyệt vời để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như các Mục tiêu Phát triển Bền vững khác.

Giải thưởng Giải pháp Khí hậu của Liên hợp quốc, sẽ được trình bày trong COP23, làm nổi bật một số dự án đột phá nhất tiến đến hành động về khí hậu kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015.

Dưới đây là 3 bài học từ Người Chiến thắng Giải thưởng Giải pháp Khí hậu về cách các công ty có thể tiến hành hành động về khí hậu:

Phần thưởng Mua sắm xanh:

Một cách để thực sự thúc đẩy quá trình chuyển đổi hướng đến trạng thái cân bằng bền vững là thay đổi hành vi của người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng yêu cầu các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm không bền vững thì người cung cấp sẽ hướng theo.

Một dự án đang thực hiện một cách tuyệt vời việc khuyến khích người tiêu dùng thực hành hành vi mua sắm bền vững là Thẻ Tín dụng Xanh. Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc và Bộ Môi trường Hàn Quốc đã phân phối hơn 15 triệu Thẻ tín dụng Xanh, thưởng cho người tiêu dùng mua các mặt hàng xanh. Người mua hàng có thể chọn nếu họ muốn đổi điểm thưởng lấy tiền hoặc tặng chúng cho một tổ chức phi lợi nhuận.

Người tiêu dùng có thể nhận được điểm thưởng trên gần 2.000 sản phẩm từ hơn 220 công ty. Điều này không chỉ khuyến khích người mua hàng mua bền vững mà còn khuyến khích các công ty cung cấp hàng hóa thân thiện với môi trường.

Cuối cùng, tặng cho mọi người thêm phần thưởng khi lựa chọn các giải pháp thân thiện với môi trường là một cách tuyệt vời để kích cầu hướng tới hành vi tiêu dùng xanh và thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng.

Xây dựng văn hóa ý thức về khí hậu:

Một công ty đi đầu trong việc thúc đẩy hành động về khí hậu là nhà bán lẻ Anh Marks & Spencer. Thương hiệu này là nhà bán lẻ khổng lồ đầu tiên đạt được phát thải Carbon cuối cùng là không, nó đã thành công trong hơn 1.400 cửa hàng.

Thương hiệu này sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và mua các khoản “bù đắp cacbon” (carbon offset) thông qua các đối tác được chứng nhận để giữ phát thải các bon là không.

Marks & Spencer cũng kết nối với các nhân viên bằng cách cung cấp các thiết bị giám sát năng lượng miễn phí và khuyến khích các nhà cung cấp cắt giảm phát thải cacbon bất cứ khi nào có thể.

Nhà bán lẻ này cũng mời người tiêu dùng tham gia trái phiếu xanh, tạo vốn cho việc lắp đặt năng lượng mặt trời trên các cửa hàng của công ty.

Cuối cùng, nếu bạn có thể kết hợp các hành động khí hậu trong suốt quá trình vận hành và làm việc với các nhà cung cấp, nhân viên và người tiêu dùng, bạn sẽ có thể là người dẫn đầu một cách hiệu quả trong kinh doanh bền vững đích thực.

Đổi mới Tác động:

Procter & Gamble, Mỹ, chuyên về chất tẩy rửa và các sản phẩm chăm sóc cá nhân, đã giới thiệu sự đổi mới và cam kết bền vững trong một chai dầu gội đầu Head & Shoulders gần đây. Công ty hợp tác với TerraCycle để chế tạo một chai đựng từ nhựa đại dương được thu hồi. Một khi chai được sử dụng nó có thể được tái chế. Không chỉ làm giảm nhiên liệu hóa thạch cần thiết để làm ra chai của P & G, nó còn lấy chất thải nhựa từ môi trường và tạo nên một chu kỳ quản lý chất thải có trách nhiệm.

Tóm lại, cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu tiếp tục là một trong những vấn đề bức xúc nhất của thời đại chúng ta. Tất cả các tổ chức trong các lĩnh vực phải tích cực giảm phát thải để đạt được các mục tiêu khí hậu đã đề ra trước đó.

Đồng thời, kể từ Thỏa thuận Paris, đã có một sự trỗi dậy các cam kết và đổi mới đến từ khu vực tư nhân, cũng như các quốc gia trên thế giới. Các sáng kiến ​​doanh nghiệp bao gồm các chương trình khen thưởng cho người tiêu dùng, bù đắp cacbon, cải thiện tính bền vững vận hành, và thay đổi nguồn nguyên liệu cho sản phẩm và bao bì.

Bây giờ hơn bao giờ hết, các công ty phải tận dụng sức mua, các kỹ năng độc đáo và ảnh hưởng văn hóa để đạt được một tương lai cacbon thấp, bền vững vì triển vọng kinh doanh dài hạn cũng như vì lợi ích cho con cháu chúng ta.

Đào Hiền (Theo Forbes)