Thảm họa sao chổi hủy diệt Trái đất hơn cả thiên thạch khổng lồ

Nhân loại không có nhiều thời gian để đối phó với thảm họa sao chổi, các nhà khoa học cảnh báo.

Thảm họa sao chổi hủy diệt Trái đất hơn cả thiên thạch khổng lồ - 1

Thảm họa sao chổi là điều con người khó có thể dự báo trước.

Theo Daily Star, nhà thiên văn học Lewis Dartnell cảnh báo rằng sao chổi còn tạo ra mối nguy hiểm hơn cả thiên thạch.

Dù ít có khả năng nhưng thiên thạch Apophis có sức hủy diệt khủng khiếp được dự báo có thể đâm vào Trái đất ngày 13.4.2029. Thiên thạch dài 300 mét này có thể xóa sổ cả một thành phố.

Nhưng thiên thạch này được phát hiện cách đây 15 năm, tức là nhân loại có rất nhiều thời gian để theo dõi, đối phó.

Khi được hỏi về thảm họa sao chổi, Lewis Dartnell, giáo sư Đại học Westminster, Anh, nói: “Sao chổi còn nguy hiểm hơn vì chúng đến từ nơi cách xa Hệ Mặt trời, rất khó để quan sát được trừ khi đến rất gần”.

“Càng đến gần Mặt trời, sao chổi càng tăng tốc nên chúng ta càng có ít thời gian nhận biết từ trước”.

Theo giáo sư Dartnell, con người chỉ có khoảng 6 tháng trước khi biết đến thảm họa  sao chổi. Các nhà khoa học ước tính có 1 tỉ sao chổi trong Hệ Mặt trời, nhưng chỉ có 20.000 sao chổi là có thể đe dọa Trái đất.

Dù cấu tạo sao chổi phần lớn là nước, amoniac, metan đóng băng, nhưng chúng vẫn có một phần nhỏ đất đá, và điều đáng nói là phần lõi có đường kính rất lớn, từ 10-100km.

Đó là lý do sao chổi vẫn có thể tạo ra thảm họa hủy diệt tương đương, thậm chí hơn cả thiên thạch.

Theo Đăng Nguyễn 

Dân Việt 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm