Tê giác sống thọ nhất thế giới đã chết

(Dân trí) - 57 tuổi thực sự là một kỷ lục với loài tê giác. Tuy nhiên, chú tê giác có tên Fausta đã chính thức qua đời.

Tê giác sống thọ nhất thế giới đã chết - 1
Hình ảnh tê giác Fausta trước khi chết vừa qua.

Fausta là một con tê giác đen được cho là già nhất thế giới đến thời điểm hiện tại đã chết ở Tanzania. Nguyên nhân dẫn đến Fausta chết được thông báo là do tự nhiên trong miệng núi lửa Ngorongoro, một phần của Khu bảo tồn Ngorongoro.

Fausta có một cuộc sống tự do trong hơn 54 năm ở Ngorongoro cho đến ba năm trước mới bị đưa vào một khu bảo tồn vì vấn đề sức khỏe.

Một nhà khoa học trước đó lần đầu tiên phát hiện ra tê giác Fausta vào năm 1965, khi Fausta được 3 hoặc 4 tuổi.

Năm 2016, sức khỏe của Fausta đã bắt đầu xấu đi và chính quyền buộc phải đưa con vật vào tình trạng bị giam cầm, sau nhiều cuộc tấn công từ linh cẩu và vết thương nghiêm trọng sau đó. Fausta cũng có dấu hiệu thị lực kém, điều này làm tổn hại thêm khả năng sinh tồn của nó trong tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho biết, thông thường trong tự nhiên tê giác thường sống trong khoảng từ 37 đến 43 tuổi và hơn 50 tuổi trong môi trường nuôi nhốt.

Trước đó có một con tê giác trắng phía nam tên là Sana, đã chết trong điều kiện nuôi nhốt vào tháng 11 tại một sở thú của Pháp ở tuổi 55, được coi là tê giác trắng lâu đời nhất thế giới đang bị giam cầm. Hay một con tê giác khác tên Elly sống lâu nhất ở Mỹ đã chết tại Sở thú San Francisco vào tháng 5 năm 2017 ở tuổi 46.

Tê giác đen, theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới được coi là một loài đang đứng trước những nguy cơ cực kỳ nguy cấp, với dân số chỉ hơn 5.000 con. Gần một nửa trong số này nằm ở Namibia, nơi được phép theo quy ước quốc tế cho phép năm con tê giác đực một năm bị giết bởi những kẻ săn bắn hợp pháp.

Với nhiều nỗ lực những để giúp bảo tồn tê giác đen, mặc dù có sự gia tăng về quy mô dân số, tê giác đen vẫn được coi là cực kỳ nguy cấp vì những kẻ săn trộm buôn bán trái phép sừng tê giác, đe dọa sự phục hồi của loài này.

Trang Phạm

Theo Fox News