1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tàu vũ trụ Kepler phát hiện thấy 1 số hành tinh xung quanh 1 ngôi sao lùn lạnh

(Dân trí) - Nhiệm vụ mới được NASA khởi động lại – K2 – đã tìm thấy những hành tình nhỏ quay xung quanh 1 ngôi sao nhỏ hơn mặt trời.

Tàu vũ trụ Kepler đã phát hiện 20 hành tinh quay xung quanh các ngôi sao nhỏ, lạnh. Những ngôi sao có tuổi thọ lâu đời – được gọi là sao lùn K và M có mặt khắp nơi trong Dải Ngân hà và có thể biến thành sao chủ của rất nhiều hành tinh có sự sống.

Tàu vũ trụ Kepler phát hiện thấy 1 số hành tinh xung quanh 1 ngôi sao lùn lạnh - 1

Sau khi tàu vũ trụ Kepler thất bại trong việc thực hiện 1 nhiệm vụ vào năm 2013, nó đã không thể tiếp tục quan sát được mục tiêu ban đầu nữa, và các nhà thiên văn học đã giao cho nó 1 nhiệm vụ mới – nhiệm vụ K2. Hiện này, con tàu này được được giữ ổn định bằng áp lực từ ánh sáng mặt trời. Các quan sát mới nhất của K2 đã cho thấy 87 ứng viên hành tinh – trong số 667 ứng viên đã công bố trước đó – có kích thước nằm trong khoảng kích thước của sao Hỏa và sao Hải Vương.

Mặc dù sứ mệnh ban đầu của Kepler là kiểm tra các ngôi sao giống như Mặt trời – chiếm phần lớn các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta, những ngôi sao nhỏ hơn, mờ hơn, lạnh hơn, và còn được gọi là sao lùn đỏ. Những ngôi sao như vậy chiếm gần 1 nửa số mục tiêu của Kepler. Courtney Dressing – một nhà vật lý thiên văn tại Viện công nghệ Pasadena California cho biết “có hơn 250 ngôi sao như vậy trong khu vực cách chúng ta 30 năm ánh sáng – chúng ở khắp mọi nơi.

Nhà thiên văn học Victoria Meadows từ Đại học Washington, Seattle cho rằng “Vì những ngôi sao như vậy là dạng phổ biến nhất trong thiên hà, chúng có thể giúp chúng ta biết được về dạng sống phổ biến”.

Trong số các hành tinh đã được xác nhận, có 63 hành tinh nhỏ hơn sao Hải vương, và 1 số có thể còn nhỏ hơn cả Trái đất. Tuy nhiên, những hành tinh nhỏ xíu này cần được xác nhận lại. Dressing tin rằng đây có thể là hiện tượng “dương tính giả” do các hiện tượng khác, chẳng hạn như tia vũ trụ hoặc 1 dụng cụ bị trục trặc gây ra.

5 trong số các ứng viên hành tinh đã được xác nhận là nằm trong hoặc nằm gần khu vực có thể có sự sống của ngôi sao chủ - các khu vực không quá gần và cũng không quá xa ngôi sao chủ, thích hợp cho sự sống phát sinh. Trong hệ mặt trời, khu vực này là khoảng giữa quỹ đạo của sao Kim và sao Hỏa.

Những ngôi sao lùn đỏ phát ra ít năng lượng so với các ngôi sao nóng và lớn hơn, vì thế khu vực có thể có sự sống cũng nằm gần hơn, thường gần hơn so với khoảng cách từ sao Thủy tới mặt trời. Những hành tinh này chuyển động liên tục, 1 số quay 1 vòng xung quanh sao chủ của chúng chỉ trong vài tuần, làm cho các công cụ của Kepler dễ dàng phát hiện được chúng nhờ các ánh sao mờ.

Sự tập trung vào các ngôi sao lùn đỏ 1 phần là do hạn chế trong nhiệm vụ của K2, chỉ cho phép các nhà thiên văn quan sát các ngôi sao trong chưa đầy 3 tháng. Việc chuyển đổi mục tiêu quan sát là 1 thử thách, đồng thời cũng mang đến cơ hội điều tra nhiều đối tượng hơn cho nhóm nghiên cứu. Dressing phát biểu “thật thú vị khi mỗi 80 ngày lại nghiên cứu 1 nhóm sao mới”

Nghiên cứu của Dressing cũng mở đường cho các nhiệm vụ trong tương lại để tìm kiếm các hành tinh có kích thước giống như Trái đất. Những nhiệm vụ này bao gồm cả vệ tinh khảo sát sự quá cảnh của các hành tinh Transiting Exoplanet Survey Satellite của NASA, dự kiến sẽ phóng vào tháng 12 năm sau.

Nhiệm vụ Kepler là nhiệm vụ Khám phá thứ 10 của NASA, được thiết kế đặc biệt để điều tra thiên hà Ngân hà của chúng ta để khám phá ra hàng trăm hành tinh có kích thước tương tự và nhỏ hơn Trái đất, nằm trong khu vực có thể có sự sống và xác định tỷ lệ của hàng trăm tỉ ngôi sao có thể có các hành tinh như vậy trong thiên hà của chúng ta.

Anh Thư (Tổng hợp)