Tâm trạng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách cảm nhận nghệ thuật

(Dân trí) - Những người yêu nghệ thuật và các nhà phê bình đã mất rất nhiều thời gian để phân tích và đánh giá liệu trong bức tranh này Mona Lisa có cười hay không.

Các nhà khoa học tại Đại học California, San Francisco, nhận thấy rằng người ta có những đánh giá khuôn mặt ở trạng thái trung tính khác nhau dựa trên cảm xúc của họ.

Tâm trạng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách cảm nhận nghệ thuật - 1

Nghiên cứu mới cho thấy nếu tiềm thức chúng ta nhận thấy khuôn mặt tươi cười, chúng ta có thể là những người có xu hướng đánh giá một người trung lập - như Mona Lisa – là một người hạnh phúc.

Các nhà khoa học đã khám phá ra tại sao biểu hiện của Mona Lisa có vẻ khác với những người khác nhau và ở những thời điểm khác nhau.

Trong nhiều thế kỷ, những người yêu nghệ thuật và các nhà phê bình đã bị bối rối và không ngừng thảo luận về bức tranh của Leonardo Da Vinci, nụ cười nhẹ - hay một trò hề?

Tuy nhiên, nghiên cứu mới của Đại học California, San Francisco đã mang đến một nguồn sáng mới về vẻ bề ngoài của Mona Lisa.

Thông qua các thí nghiệm về nhận thức thị giác và thần kinh học, họ khám phá ra rằng cảm xúc của chúng ta thật sự làm thay đổi cách chúng ta nhìn thấy một gương mặt ở trạng thái trung lập.

Mọi người đến từ khắp nơi trên thế giới đến thăm Louvre, và đặc biệt, để ngắm nhìn bức tranh nổi tiếng nhất của Da Vinci.

Nhiều người đã nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh, nhà biên kịch đình đám Sir Noel Coward cho biết cô ngắm bức tranh “như thể vừa bị ốm dậy, hoặc sắp sửa ốm vậy”, nhưng phần lớn sự say mê là sự không chắc chắn.

Trở lại năm 2005, các nhà khoa học ở Amsterdam ở Hà Lan đã đặt khuôn mặt của Mona Lisa qua các bước của phần mềm cảm nhận cảm xúc của nó.

Theo các thuật toán, biểu hiện của cô ấy là 83% hạnh phúc, 9%phẫn nộ, 6% sợ hãi và 2% tức giận và hạnh phúc.

Nhưng nhận thức về các biểu hiện này lại phức tạp hơn nhiều - và, nó hóa ra là, liên tục thay đổi - trong tâm trí con người.

Giờ đây, khoa học đã xác định được những gì nhà báo và nhà viết tiểu sử Walter Isaacson đã nói về bức tranh: “Mona Lisa, với tôi, là bức tranh tình cảm vĩ đại nhất từng được thực hiện. Cách bà ấy cười rạng rỡ làm cho nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật và khoa học.”

Nụ cười đó đã giúp khuôn mặt của Mona Lisa có một sự trung lập nhất định, và các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco, đã tiến hành một nghiên cứu về nhận thức của người dân về những khuôn mặt trung tính.

Tiến sĩ Erika Siegel và các đồng nghiệp đã nghiên cứu việc cảm xúc làm thay đổi quan niệm của chúng ta về thế giới xung quanh như thế nào - ngay cả khi chúng ta không biết rằng có điều gì đó đã làm thay đổi tâm trạng của chúng ta.

Tiến sĩ Siegel nói rằng điều này dựa trên lý thuyết hiện đại về “bộ não như một cơ quan tiên đoán, thay vì giống như cơ quan phản ứng”.

Nói cách khác, “chúng ta có cả cuộc đời để trải nghiệm và chúng ta sử dụng những kinh nghiệm đó để dự đoán những gì chúng ta sẽ trải nghiệm tiếp theo.”

Tiến sĩ Siegel giải thích: “Thông tin nhận được thực sự chỉ được sử dụng để sửa chữa nếu dự đoán bị sai”.

Vì vậy, cô và đồng đội của cô đã tiên đoán rằng làm thế nào chúng ta nhận thức được một khuôn mặt mới – như là họ đang hạnh phúc, buồn, thân thiện, trung lập - thực sự có liên quan nhiều đến những cảm xúc mà chúng ta đang mang theo khi chúng ta nhìn nó hơn là biểu hiện trên khuôn mặt đó.

Tiến sĩ Siegel và nhóm nghiên cứu của cô có thể mô phỏng cảm giác tiềm thức nhờ vào một thủ thuật ảnh hưởng đến tầm nhìn của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều có một con mắt thống trị và một con mắt còn lại thụ động không chiếm ưu thế.

Nếu mỗi mắt nhận được những thông tin khác nhau, chúng ta chỉ nhận thức một cách có ý thức về những gì mà con mắt thống trị nhìn thấy. Nhưng những điểm không chiếm ưu thế vẫn có thể thâm nhập vào tiềm thức của chúng ta.

Sau khi xem những khuôn mặt nhấp nháy, các nhà nghiên cứu đã cho thấy những người tham gia lựa chọn của khuôn mặt và yêu cầu chọn những người mà họ đã nhìn thấy.

Tiến sĩ Siegel cho hay: “Chúng ta là kiến ​​trúc sư của kinh nghiệm của chúng ta. Bộ não của chúng ta đưa ra dự đoán về những gì nó mong muốn nhìn thấy và sử dụng thông tin từ thế giới để cập nhật những mong đợi của nó.”

Hoàng Hằng

Theo Daily Mail

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm