Tái tạo Déjà Vu trong phòng thí nghiệm
(Dân trí) - Có khi nào bạn gặp phải một tình huống mà bạn có cảm giác rất quen thuộc như đã từng trải qua rồi không? Đó chính là dèjà vu.
Hầu hết chúng ta đều biết cảm giác này - cảm giác đột ngột, kì lạ không phải lần đầu tiên gặp phải chuyện gì đó. Nó được gọi là déjà vu – nghĩa là “đã thấy” trong tiếng Pháp – và nó là một cảm giác kì lạ. Nhưng theo nghiên cứu mới, nó chỉ là một cảm giác, không hơn.
Đã có rất nhiều giải thích, bao gồm siêu nhiên (rằng người ta từng đến địa điểm đó ở kiếp trước), dị thường (rằng người ta đã từng đến địa điểm đó trong mơ) và đáng lo (người đó có một cơn co giật thùy trán nhẹ). Nhưng lời giải thích được tán thành nhất là việc này có liên quan đến kí ức. Giống như một từ bạn chắc chắn biết nhưng không thể nhớ ra, một kí ức có thể luôn nằm trong đầu bạn nhưng bạn không thể nêu lên được – nhưng không khó tiếp cận.
Đây là điều mà Anne Cleary, một nhà tâm lí học tiềm thức tại Đại học Bang Colorado, trước đó đã điều tra thông qua nghiên cứu của mình. Trong một bài báo mới, cô giải thích rằng những cảm giác về linh cảm đi kèm với hiện tượng này chỉ là những cảm giác mà thôi. Một người trải qua hiện tượng déjà vu không có khả năng dự đoán chính xác mình sẽ nhìn thấy gì ở tình huống tiếp theo hơn một người đoán mò.
Các nhà khoa học khác đã chứng minh rằng déjà vu có mối quan hệ khăng khít với kí ức, nhưng theo giả thuyết cụ thể của Cleary, được chứng minh ở nghiên cứu trước đó, sự quen thuộc mới là mấu chốt. Bố cục một con phố, một không gian, hay thậm chí một gương mặt có thể trông tương tự như một nơi khác, một kiến trúc hay gương mặt khác, mà trong đầu không ngay lập tức gợi lên được một kí ức cụ thể nào.
Cleary cho biết: “Chúng ta không thể nhớ cảnh tượng lúc trước một cách có chủ đích, nhưng não bộ sẽ nhận ra sự tương đồng. Thông tin đó đi qua như cảm giác lo lắng mà ta từng trải qua trước kia, nhưng không thể chỉ rõ được là khi nào và tại sao. Giả thuyết hiện tại của tôi là déjà vu là một biểu hiện đặc biệt của sự quen thuộc. Bạn thấy sự quen thuộc trong một tình huống mà bạn cảm thấy mình không nên thấy thế, và đó là lí do nó rất mâu thuẫn, rất gây chú ý”.
Theo Cleary, những báo cáo nhỏ lẻ cho thấy déjà vu thường đi kèm một cảm giác mãnh liệt về khả năng dự đoán tương lai. Và, trong một thí nghiệm năm 1959 tạo ra déjà vu bằng cách kích thích vỏ não thái dương, những đối tượng tham gia cũng ghi nhận có cảm giác về điềm báo trước.
Dựa trên những thí nghiệm trước đây, Cleary đã tiến hành thử nghiệm trên 298 người. Đội nghiên cứu đã tạo dựng những môi trường trong trò chơi điện tử The Sims – bố cục không gian giống nhau, nhưng chủ đề khác nhau: ví dụ, một khu vườn và một bãi rác.
Trong những nghiên cứu khác, sự mô phỏng như vậy đã chứng tỏ tạo được cho những đối tượng nghiên cứu cảm giác déjà vu.
Cảnh trong thí nghiệm được bố trí tương tự trong trò chơi, chỉ khác nhau về chủ đề - Ảnh của Cleary et al, tờ Pschycological Science.
Trong nghiên cứu mới này, các đối tượng tham gia được yêu cầu xem những đoạn phim có một người đầu tiên đi qua một loạt cảnh tượng, mỗi cảnh mở đầu bằng giọng một phụ nữ đang kể lại và sau đó nhắc lại tên cảnh, như bãi rác, hay thủy cung. Sau đó họ được xem một loạt các đoạn phim thử nghiệm, trang trí khác những đoạn phim nghiên cứu, nhưng một nửa trong số đó được bố trí giống hệt nhau. Tại điểm tới hạn, các đối tượng nghiên cứu bị dừng lại và được hỏi liệu họ có cảm thấy déjà vu và liệu họ có biết cảnh tiếp theo sẽ như thế nào không.
Khoảng một nửa số đối tượng nghiên cứu cho biết ngoài déjà vu, họ có cảm giác được điềm báo trước – nhưng họ không có nhiều khả năng trả lời đúng hơn những người chọn ngẫu nhiên.
Vậy nên, cảm giác có thể dự đoán tương lai là không có thật.
Cleary và đội nghiên cứu của mình sẽ tiếp tục thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu linh cảm déjà vu có kèm theo dự đoán theo sự thật đã xảy ra không, mà nhờ đó mọi người sẽ thấy thuyết phục rằng họ biết điều gì sẽ xảy ra sau sự thật.
Lộc Xuân (Theo Science Alert)