1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Tại sao người mẹ không nên vừa cho con bú vừa xem TV?

Theo tài liệu tham khảo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, sự tiếp xúc với màn hình điện tử ở mọi lứa tuổi ở trẻ cần được hạn chế. Trong số đó, những em bé rất dễ tổn thương với màn hình điện tử. Chúng không nên tiếp xúc với bất kỳ phương tiện truyền thông kỹ thuật số nào, thậm chí cha mẹ không nên vừa xem TV vừa chăm con.


Ảnh minh họa. (Nguồn: today.com)

Ảnh minh họa. (Nguồn: today.com)

Trẻ dưới 18 tháng tuổi: Cấm xem màn hình điện tử

Đối với những phụ huynh có em bé thì việc hoàn toàn đoạn tuyệt với các thiết bị điện tử là một thử thách. Tuy nhiên, việc quản lý thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử của trẻ lại rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và quan hệ cha mẹ và con cái.

"Âm thanh và hình ảnh trên màn hình sẽ ảnh hưởng đến sự chú ý của những đứa trẻ," phó giáo sư Yolanda Reid Chassaiakos, Đại học California, cho biết. Dù những đứa trẻ không trực tiếp nhìn màn hình nhưng nếu các bà mẹ vừa cho con bú trên sofa xem TV thì những đứa trẻ sẽ chịu tác động của âm thanh và ánh sáng. Điều này có thể sẽ dẫn đến những rối loại về giấc ngủ.

Thậm chí điều tồi tệ hơn là thời gian nhìn màn hình sẽ khiến quan hệ giữa cha mẹ và những đứa trẻ trở nên xa cách.

"Việc người mẹ cho con bú sẽ là quãng thời gian quan trọng để làm tăng tình cảm mẹ con," Chassaiakos nói. Cô giải thích rằng những đứa trẻ và người mẹ hay bất kỳ người lớn nào có tiếp xúc mặt mặt với trẻ càng nhiều (đặc biệt là giao lưu bằng mắt) sẽ rất tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Nếu sự chú ý của phụ huynh lại tập chung vào TV hay màn hình điện thoại, những đứa trẻ sẽ mất đi sự chú ý. Nếu chúng thường xuyên bị lu mờ bởi thiết bị điện tử, trong tương lai có thể chúng sẽ nảy sinh một vài vấn đề về hành vi.

"TV không nên trở thành bảo mẫu," Chassaiakos nói. "Tốt nhất vẫn nên nói chuyện hay đọc sách cho những đứa trẻ."

Trẻ 2-5 tuổi: Mỗi ngày 1 tiếng

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyên phụ huynh nên "chú trọng đến quãng thời gian đầy sáng tạo mà không có sự xuất hiện của thiết bị điện tử trong khi chơi với trẻ." Trong giai đoạn tuổi này, những đứa trẻ có thể tiếp xúc với màn hình nhưng thời gian chỉ là 1 giờ đồng hồ trong một ngày.


Ảnh minh họa. (Nguồn: thepaper.cn)

Ảnh minh họa. (Nguồn: thepaper.cn)

Chassaiakos nói rằng: "Những chương trình không quảng cáo sẽ tốt hơn cho trẻ bởi nó sẽ không tạo ra những kích thích quá độ cho trẻ."

Cô nói rằng những đứa trẻ giai đoạn này vẫn chưa có những kỹ năng nhận thức, không thể lý giải được hết ý nghĩa của quảng cáo hay phim hoạt hình. Điều này có nghĩa rằng chúng không thể phân biệt được thế giới thực và những hình ảnh ảo trong hoạt hình.

Trẻ 6 tuổi trở lên: Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử

Hiệp hội Nhi khoa cho biết phụ huynh nên quy định thời gian sử dụng thiết bị điện tử với trẻ trên 6 tuổi.

Đối với trẻ trong giai đoạn tuổi này, mỗi ngày thông thường bao gồm các hoạt động như sinh hoạt tại trường, thời gian làm bài tập, tập thể dục, giao tiếp và thời gian ngủ từ 8-12 tiếng. Những thời gian còn lại mới có thể xem các thiết bị điện tử.

Hiệp hội Nhi khoa Mỹ cho rằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số không thể thay thế các hoạt động lành mạnh, đặc biệt là giấc ngủ và thể thao. Vì vậy cha mẹ cần hướng dẫn trẻ em sử dụng những điều này như một sáng tạo giúp ích cho việc học tập và liên hệ với các công cụ khác.

Hiện nay có hàng ngàn ứng dụng trên các thiết bị điện tử dành cho trẻ em và thanh thiếu niên như các trang web phim, trò chơi điện tử và phần mềm xã hội. Với những thay đổi trong môi trường truyền thông, phương tiện truyền thông kỹ thuật số có nhiều công dụng tích cực: nó có thể được sử dụng để giao tiếp và sẽ được sử dụng để sáng tạo. Trẻ em có thể đọc các ghi chú hay làm bài tập trên màn hình.

Tuy nhiên, Chassiakos nhấn mạnh rằng cha mẹ cần thiết phải nói chuyện với con cái, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn thanh thiếu niên, về những rủi ro có thể gặp khi tiếp xúc với phương tiện truyền thông kỹ thuật số như các cuộc gặp gỡ hăm dọa trên mạng, tin nhắn khiêu dâm và những kẻ xấu trên mạng xã hội..."./.

Theo Vietnam+