Tại sao chúng ta lại mơ ngủ?

(Dân trí) - Giấc mơ vẫn luôn là một trong những mối bận tâm khó hiểu nhất do các nhà khoa học vẫn chưa thể trả lời được câu hỏi “Tại sao chúng ta mơ?” một cách cụ thể.

Mặc dù biết được giấc mơ là gì, nhưng các nhà khoa học vẫn không chắc chắn tại sao chúng ta mơ. Theo giáo sư Jason Ellis, chuyên gia về khoa học giấc ngủ tại Đại học Northumbria, giấc mơ là những mô hình thông tin cảm giác diễn ra khi não nghỉ ngơi. Chúng thường chỉ diễn ra khi một người đang trong trạng thái giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM), đó là khi não hoạt động nhưng cơ thể lại rơi vào tình trạng tê liệt. Và các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được tại sao chúng ta mơ.

Có một học thuyết cho rằng giấc mơ là để bộ não của chúng ta xử lý thông tin và giúp học cách xử lý các tình huống khó khăn - đây là “thuyết tiến hóa”.

Một học thuyết khác, được gọi là "thuyết củng cố trí nhớ", cho rằng mục đích của những giấc mơ là để giúp một người xử lý những gì họ đã học trong suốt cả ngày.

Tại sao chúng ta lại mơ ngủ? - 1
Tại sao chúng ta lại mơ? Các nhà khoa học tiết lộ những học thuyết bất ngờ

Trong một bài báo viết cho tổ chức Bảo tồn (Conservation), giáo sư Ellis đã viết: "Thuyết tiến hóa cho rằng mục đích của giấc mơ là để học hỏi xem làm thế nào để đối phó với các tình huống đầy thách thức hoặc đe dọa theo một cách an toàn”. “Trong khi đó, thuyết “củng cố trí nhớ” cho rằng giấc mơ là một sản phẩm phụ của việc sắp xếp lại trí nhớ để phản ứng với những gì đã học được trong suốt cả ngày’.

"Cả hai thuyết này đều có ít nhất một điểm chung - khi căng thẳng và lo lắng, chúng ta sẽ mơ nhiều hơn hoặc nhớ giấc mơ của chúng ta thường xuyên hơn, như một cách để đối phó với những hoàn cảnh đầy thách thức và các thông tin mới’.

"Điều này cũng phù hợp với một học thuyết khác về giấc mơ – “thuyết chức năng điều chỉnh tâm trạng của giấc mơ”, lúc này chức năng của giấc mơ là giải quyết vấn đề tình cảm."

Rõ ràng là giấc mơ thay đổi tùy theo tâm trạng của chúng ta vào ban ngày.

Trong giấc mơ chúng ta cũng thường lo lắng và căng thẳng, và Giáo sư Ellis cho rằng điều này là do não vẫn tỉnh táo khi chúng ta ngủ. Ông cho rằng " trong khi ngủ, mặc dù các giác quan của chúng ta bị suy giảm (và tầm nhìn thì hoàn toàn không có), thông tin cảm giác mạnh, chẳng hạn như một báo động nào đó, sẽ được ghi lại và trong một số trường hợp chúng sẽ được đưa vào giấc mơ.

"Chúng ta cũng biết rằng khi căng thẳng, chúng ta cảnh giác cao hơn đối với các mối đe dọa (theo các cấp độ nhận thức, cảm xúc và hành vi), do đó, một suy đoán hợp lý là chúng ta có nhiều khả năng kết hợp các tín hiệu bên trong và bên ngoài vào giấc mơ của mình, như một cách để quản lý chúng”.

"Và điều này có thể giải thích cho những thay đổi trong giấc mơ của chúng ta, khi chúng ta lo lắng, buồn phiền hoặc ngủ không ngon giấc."

Ngọc Anh 

Theo Express 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm