1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Sừng tê giác, ngà voi đang teo nhỏ vì lý do bất ngờ này

Minh Khôi

(Dân trí) - Diện mạo của các loài động vật như voi và tê giác đã thay đổi trong nhiều thế kỷ qua như một sự thích nghi với nạn săn bắn trộm.

Sừng tê giác, ngà voi đang teo nhỏ vì lý do bất ngờ này - 1

Tê giác Sumatra (Dicerorhinus sumatrensis) là một trong những loài nằm trong danh sách đặc biệt nguy cấp (Ảnh: Getty).

Con người đang gây ra những tác động tiêu cực tới tự nhiên, và thậm chí đã thay đổi ngoại hình của một số loài động vật.

Theo Oscar Wilson, nhà động vật học tới từ Đại học Cambridge, bằng chứng từ các bức ảnh cho thấy sừng tê giác đang dần ngắn lại theo thời gian.

"Đây có lẽ là một trong những thứ khó thực hiện nhất trong lịch sử tự nhiên, xảy ra do những mối lo ngại thường trực từ nạn săn bắn trộm", Wilson cho biết.

Các tác giả của nghiên cứu nghi ngờ rằng theo thời gian, con người đã giết chết những con tê giác có sừng lớn và dài, gây ra áp lực tiến hóa nơi loài động vật này, khiến chúng chọn lọc những cá thể có sừng nhỏ hơn.

Được biết, cả 5 loài tê giác thuộc loài tê giác trắng đều đang bị đe dọa do mất môi trường sống và nạn săn bắn. Trong khi đó, tê giác đen châu Phi, tê giác Java, tê giác Sumatra là những loài đặc biệt nguy cấp.

Trong số 500.000 con tê giác từng có trong từ nhiên từ đầu thế kỷ 20, đến nay chỉ còn lại hơn 26.000 con.

Sừng tê giác, ngà voi đang teo nhỏ vì lý do bất ngờ này - 2

Sự tiến hóa tương tự cũng xảy ra ở một số loài voi, khi ngà của chúng trở nên bé lại, hay thậm chí tiêu biến hoàn toàn (Ảnh: NPR).

Ở một số loài voi châu Phi, nhu cầu của con người đối với ngà voi cũng từng tạo ra một hệ quả tương tự, khiến những con voi không ngà xuất hiện ngày một nhiều.

"Không phải bệnh dịch, cũng chẳng phải tiến hóa để trở nên hoàn thiện hơn, nhiều loài động vật đang phải vật lộn để thích nghi với tác động từ con người", Wilson cho biết.

Nhà động vật học này cũng cho rằng sự "tiến hóa lùi" nêu trên sẽ khiến các loài động vật kể trên gặp khó khăn hơn trong sinh tồn, do sừng (ở tê giác) và ngà (ở voi) vốn dĩ là các vũ khí tự vệ của chúng để chống lại những kẻ săn mồi.

"Việc có sừng hay ngà bé đi, thậm chí tiêu biến, sẽ gây bất lợi cho sự tồn tại của chúng", Wilson giải thích.

Nghiên cứu hiện được công bố trên tạp chí People and Nature.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm