Sự thật về quầng sáng màu cam bí ẩn bao quanh Trái Đất

(Dân trí) - Với khoảng cách hơn 400km từ ngoài Trái Đất, một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS đã chụp lại được một hình ảnh độc đáo về một quầng sáng màu cam đang bao phủ Trái Đất.

Đây có thể là hình ảnh khiến nhiều người nghĩ đến một hành tinh xa lạ chứ không phải hành tinh xanh của chúng ta. Tuy nhiên, thực tế đây là một hiện tượng đặc biệt có tên: Khí huy (airglow).

Hiện tượng này xảy ra khi các phân tử trong khí quyển như nitơ và oxy bị tác động bởi bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời. Các nguyên tử trong ở bầu khí quyển thấp hơn sẽ va vào nhau và mất đi năng lượng trong các lần va chạm này và sinh ra hiện tượng trên.

Hiện tượng khí huy (Airglow) được chụp lại từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.
Hiện tượng khí huy (Airglow) được chụp lại từ Trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Trên trang Space.com cho rằng hiện tượng đặc biệt này có màu da cam, nhưng một số khác lại có màu cầu vồng.

NASA cho biết, hiện tượng “khí huy” này thường quan sát rõ nhất vào ban đêm bởi bởi quầng sáng mờ hơn.

Thực tế, hiện tượng này không chỉ mang tới màn trình diễn ánh sáng đẹp mắt, khí huy còn giúp các nhà khoa học tìm hiểu về các hạt gần bề mặt Trái Đất, không gian di chuyển và mối liên hệ giữa thời tiết vũ trụ và thời tiết trên Trái Đất.

Hiện tượng “khí huy” lần đầu được phát hiện vào năm 1868 bởi nhà vật lý Anders Ångström người Thụy Điển. Kể từ đó, nó được nghiên cứu chính thức trong phòng thí nghiệm. Sau đó, các nhà khoa học cũng đã xác định được một số phản ứng hóa học xuất hiện trong khí quyển Trái Đất gây nên hiện tượng này.

Minh Long (Theo Foxnews)