Sự sống ngoài hành tinh có thể tồn tại ngay trong dải Ngân Hà

(Dân trí) - Theo một nghiên cứu đáng chú ý, sự sống ngoài hành tinh đang hiện diện ở đâu đó trong Thiên hà Ngân Hà và có lẽ đã tồn tại hơn 10 tỷ năm.


Sự sống ngoài hành tinh có thể đã tồn tại trong dải Ngân Hà hơn 10 tỷ năm.

Sự sống ngoài hành tinh có thể đã tồn tại trong dải Ngân Hà hơn 10 tỷ năm.

Trong dải thiên hà đã rất già cỗi này, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các hành tinh quay xung quanh một ngôi sao gần giống như mặt trời của chúng ta.

Các nhà khoa học từ Đại học Birmingham đã tìm thấy ngôi sao Kepler 444 độ tuổi cũng xấp xỉ với dải Ngân hà và già gấp đôi hệ mặt trời.

Hệ mặt trời ra đời chưa tới 5 tỷ năm trước, và sự sống trên Trái Đất xuất hiện sau đó khoảng 1 tỷ năm.

Dải Ngân Hà đã 13,2 tỷ năm tuổi – chỉ trẻ hơn so với vũ trụ vài trăm triệu năm, và các hành tinh bắt đầu hình thành từ khoảng 11 tỷ năm trước.


Kepler 444 là ngôi sao già nhất trong dải Ngân Hà.

Kepler 444 là ngôi sao già nhất trong dải Ngân Hà.

Theo nghiên cứu, nếu có hành tinh nào đó trong thiên hà khổng lồ này có khả năng hỗ trợ cho sự sống, thì có lẽ người ngoài hành tinh đã xuất hiện từ trước khi bắt đầu có sự sống trên Trái Đất.

Nhà khoa học Tiago Campante – trưởng nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Birmingham - cho biết “hiện giờ, chúng ta biết là các hành tinh có kích thước giống Trái Đất luôn hình thành trong suốt lịch sử 13,8 tỷ năm của vũ trụ, và chúng có thể mang đến cơ hội tồn tại sự sống ngoài hành tinh trong thiên hà này.

“Việc một hệ hành tinh cổ đại lại có các hành tinh mang kích thước giống Trái Đất và hình thành ngay từ khi vũ trụ mới bắt đầu là hết sức phi thường, khi đó, vũ trụ mới chỉ có độ tuổi bằng khoảng 1/5 so với hiện tại. Kepler 444 già gấp 2,5 lần hệ mặt trời non trẻ của chúng ta – còn chúng ta mới chỉ có 4,5 tỷ năm tuổi mà thôi.


Sự sống trên Trái Đất bắt đầu khoảng gần 4 tỷ năm trước

Sự sống trên Trái Đất bắt đầu khoảng gần 4 tỷ năm trước

“Điều này nói lên rằng, các hành tinh có kích thước như vậy vẫn luôn hình thành trong suốt lịch sử của vũ trụ, và chúng ta đã tìm thấy một nơi tốt hơn để có thể tìm hiểu chính xác về thời điểm sự kiện này bắt đầu xảy ra”.

Năm hành tinh quay xung quanh ngôi sao này ở khoảng cách chưa tới 1/10 khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời, do đó chúng quá nóng để có thể sinh sống.


Một nền văn minh lâu đời sẽ tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn chúng ta rất nhiều.

Một nền văn minh lâu đời sẽ tiến bộ về khoa học kỹ thuật hơn chúng ta rất nhiều.

Tuy nhiên, phát hiện này vẫn đồng nghĩa với việc có nhiều hành tinh khác phù hợp đang tồn tại trong dải Ngân Hà và thậm chí, ở đó có thể tồn tại sự sống từ rất lâu trước khi Trái Đất sinh ra.

Tiến sĩ Daniel Huber tới từ Khoa Vật lý của trường này cho rằng: “trong trường hợp của Kepler 444, các hành tinh này quay một vòng quanh ngôi sao chủ của chúng chỉ mất chưa tới 10 ngày, và khoảng khách tới ngôi sao chủ cũng chỉ gần bằng 1/10 khoảng cách từ Trái Đất đến mặt trời. Nằm quá gần ngôi sao chủ đồng nghĩa với việc chúng sẽ không phù hợp với sự sống, do có nồng độ phóng xạ cao và không có nước ở dạng lỏng. Tuy nhiên, những phát hiện kiểu như Kepler 444 mang đến các đầu mối quan trọng về việc liệu có thể tồn tại một hành tinh giống hệt Trái Đất hay không”.

Kepler 444 được hình thành khi dải Ngân Hà còn rất non trẻ - mới khoảng 2 tỷ năm tuổi.

Hệ sao này gồm có năm hành tinh, trong đó hành tinh nhỏ nhất có kích thước tương tự sao Thủy, và hành tinh lớn nhất tương tự sao Kim. Cả năm hành tinh này đều quay quanh ngôi sao chủ trong khoảng thời gian chưa đến 10 ngày, trong khi đó, sao Thủy của chúng ta mất 88 ngày để quay được một vòng quanh mặt trời.

“Chúng ta đang tiến thêm một bước để đến gần vật báu của giới thiên văn – một hành tinh có kích thước giống Trái Đất và quỹ đạo một năm quanh quay một ngôi sao chủ tương tự như mặt trời của chúng ta”.

Anh Thư (Tổng hợp)