1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Sự khác biệt kỳ lạ về tỷ lệ tử vong do Covid-19 giữa các chủng tộc

M.P

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những bệnh nhân bị nhiễm SARS-CoV-2 từ các nhóm dân tộc khác nhau có sự khác biệt về diễn biến của bệnh.

Sự khác biệt kỳ lạ về tỷ lệ tử vong do Covid-19 giữa các chủng tộc - 1

Các chuyên gia đến từ Đại học Queen Mary ở London và Barts Health NHS Trust  đã phân tích dữ liệu từ 1.737 bệnh nhân trên 16 tuổi có COVID-19 được xác nhận - tất cả đều nhập viện tại 5 bệnh viện từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 13 tháng 5 năm 2020. Người châu Á bị bệnh là 538 (31 phần trăm), 340 người da đen (20 phần trăm), 707 người da trắng (40 phần trăm). Tổng cộng có 511 bệnh nhân chết vào ngày 30 - con số này là 29%. Các bệnh nhân thuộc dân tộc thiểu số có độ tuổi trẻ hơn.

Ngoài ra, trong số các bệnh nhân phải chăm sóc tích cực, số lượng các bệnh nhân châu Á cao hơn 1,54 lần, bệnh nhân có màu da sẫm cao hơn 1,8 lần so với bệnh nhân da trắng. Những người gốc Á có nguy cơ tử vong cao hơn 1,49 so với những người có màu da trắng và cao hơn 1,3 lần ở người da đen. Bệnh nhân châu Á và da đen có nguy cơ phải thở máy và nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt cao hơn 50-80% so với người da trắng ở cùng độ tuổi.

Chuyên gia gây mê và hồi sức Yize Wang giải thích rằng nghiên cứu cho thấy tác động không cân xứng của  SARS-CoV-2 đối với đại diện của các nhóm dân tộc khác nhau.

Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu bao gồm một số lượng lớn bệnh nhân, nhưng họ không thể phân tích chi tiết hơn về đặc điểm sắc tộc.

Trước đó, các nhà nghiên của Nhật Bản cũng thông tin, người dân một số nước châu Á có thể có khả năng miễn dịch tự nhiên, từ đó sản sinh dấu hiệu chọn lọc gen mạnh. 

Theo trang web khoa học Futura (Pháp), một số nhà khoa học bắt đầu nghĩ đến giả thuyết người dân một số nước châu Á có khả năng miễn dịch tự nhiên do nhiều lần tiếp xúc trước đó với các chủng coronavirus tương tự virus SARS-Cov-2 gây bệnh Covid-19.

TS Yasuhiro Suzuki (cố vấn y tế cho Bộ Y tế Nhật đến tháng 8-2020) nhận xét trên báo The Wall Street Journal: "Tôi nghĩ giả thuyết khá tin cậy là ở Đông Á, một chứng bệnh cảm lạnh giống kiểu của virus corona đã từng lây nhiễm rộng và có đông người mắc phải. Dù nó không tạo khả năng miễn dịch đầy đủ nhưng khả năng miễn dịch này đã ngăn Covid-19 phát triển dưới dạng nghiêm trọng".

Một nhóm nghiên cứu ở Viện Francis Crick tại London (Anh) đã chỉ ra nhiều người (đặc biệt là trẻ em) đã có kháng thể trung hòa với SARS-CoV-2 (kháng thể đặc hiệu có khả năng trung hòa độc tố virus) mà chưa từng tiếp xúc với virus.

Một nghiên cứu khác của Đại học Boston cho thấy những người từng nhiễm virus corona gây bệnh cảm lạnh có nguy cơ tử vong do Covid-19 thấp hơn 70%.