SpaceX của Elon Musk sẽ mang tác phẩm điêu khắc khổng lồ vào không gian

(Dân trí) - Nếu kế hoạch thành hiện thực, ý tưởng độc đáo của nghệ sĩ Trevor Paglen phối hợp với Bảo tàng nghệ thuật Nevada (Mỹ) sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật từ… ngoài không gian.

Tác phẩm nghệ thuật được Trevor Paglen dự định triển khai sẽ là một tác phẩm điêu khắc hình kim cương sáng bóng dài khoảng hơn 30m sẽ được phóng kèm tên lửa SpaceX Falcon 9 của Elon Musk từ Căn cứ Không quân Vandenberg ở California vào giữa tháng 11 sắp tới.

Dự kiến công trình này có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất và sẽ quay quanh Trái đất trong vài tuần trước khi tự hủy vô hại trong khí quyển.

Tác phẩm nghệ thuật đặc biệt có hình dạng kim cương phản chiếu dự kiến sẽ xuất hiện trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 11 sắp tới.
Tác phẩm nghệ thuật đặc biệt có hình dạng kim cương phản chiếu dự kiến sẽ xuất hiện trên quỹ đạo Trái Đất vào tháng 11 sắp tới.


Nói về ý tưởng nhiều người cho rằng “điên rồ” này, Paglen cho rằng ông muốn tạo ra một “tấm gương phản chiếu” từ vũ trụ và giúp con người tưởng tượng xem “chúng ta đã sống với nhau như thế nào” trên Trái Đất.


Thực tế, để đưa tác phẩm điêu khắc vào vũ trụ, các nhà khoa học sẽ đặt tác phẩm của Trevor Paglen vào trong một vật thể có tên là CubeSat. Khi được phóng vào quỹ đạo nó sẽ mở ra và tự thổi phồng như một quả bóng.


Ánh sáng mặt trời nó sẽ phản chiếu từ tác phẩm điêu khắc về Trái Đất. Vật liệu được sử dụng là một loại vật liệu phản quang tương tự như giấy Mylar. Dự kiến tác phẩm độc đáo này sẽ có kích thước bằng hai xe buýt trường học khi nó bị thổi phồng hoàn toàn và có thể nhìn thấy từ Trái Đất bằng mắt thường.


Thực tế, trước ý tưởng của Paglen, cách đây gần 50 năm, một viên gạch gốm nhỏ đã được gắn với tàu vũ trụ Apollo 12 và để lại trên mặt trăng cùng với các vật dụng cá nhân khác của các phi hành gia. Hai năm sau, phi hành đoàn Apollo 15 tiếp tục đặt một tác phẩm điêu khắc của Paul Van Hoeydonck lên mặt trăng.


Tuy nhiên, không phải ai trong cộng đồng khoa học đều thích ý tưởng của của Paglen. “Đó là không gian tương đương với một người đặt một biển quảng cáo nhấp nháy ngay bên ngoài cửa sổ phòng ngủ của bạn, bạn sẽ thấy thế nào?” Jonathan McDowell, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, nói với Gizmodo.


Đáp lại những lời chỉ trích từ một số nhà thiên văn học, Paglen phản biện, tại sao có hàng trăm vệ tinh và cơ quan tên lửa thời tiết khác được tung ra mỗi năm thì không có ai phản đối mà lại phản đối một tác phẩm nghệ thuật.


"Tại sao chúng ta đã phóng hàng trăm tên lửa, vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo mà không ai phản đối, trong khi các tên lửa hoặc vệ tinh với động cơ hạt nhân có khả năng rơi xuống đất và phân tán chất thải phóng xạ khắp nơi thực sự quá nguy hiểm. Trong khi đó, một tác phẩm nghệ thuật có khả năng tự hủy ngoài không gian lại bị phản đối", Paglen cho biết.


Minh Long (Theo Nypost)