Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm

(Dân trí) - Theo hai nghiên cứu lớn mới đây trên tạp chí “Khoa học và Bảo tồn Sinh học” (Science and Biological Conservation), số lượng chim ở Mỹ và khu vực Châu Á đã trong tình trạng “khủng hoảng”

Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm - 1
Số lượng chim ở Bắc Mỹ giảm hơn ¼ từ năm 1970

Nghiên cứu thứ nhất cho thấy: Số lượng chim ở Mỹ và Canada ngày nay giảm hơn 3 triệu con so với năm 1970, tương đương với giảm 29% số lượng chim ở khu vực Bắc Mỹ.

Nghiên cứu thứ hai cũng cho thấy kết quả đáng báo động đối với số lượng chim ở khu vực đảo Java, Indonesia, khi ngày càng nhiều chim sống ở trong lồng hơn là môi trường hoang dã.

Các nhà khoa học hy vọng rằng số liệu trên sẽ là một hồi chuông cảnh báo đối với tình trạng số lượng chim giảm đột ngột ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Á.

Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm - 2
Hoạt động buôn bán chim lồng góp hơn 10 triệu đô la vào nên kinh tế Indonesia (Ảnh: GABBY SALAZAR)

Một nghiên cứu ở khu vực Bắc Mỹ đã tiết lộ số lượng chim biến mất ở mỗi kiểu môi trường sống khác nhau, từ đồng cổ cho đến bờ biển và sa mạc. Từ đó, các nhà khoa học kết luận, trong nhiều nguyên nhân, việc mất môi trường sống do chịu tác động từ các hoạt động của con người là nguyên nhân chính dẫn tới sự mất mát lớn này.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành tổng hợp về số lượng chim, dẫn đầu bởi Tiến sĩ Ken Rosenberg, từ Viện nghiên cứu chim Cornell và Ủy ban bảo tồn chim nước Mỹ.

Ông chia sẻ với báo BBC rằng “Chúng tôi biết một số loài đang giảm về số lượng, nhưng chúng tôi lại nghĩ rằng khi những loài chim quý hiếm biến mất, các loài chim khác thích nghi tốt hơn trong môi trường con người sẽ bù lại sư mất mát đó”.

Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm - 3
Số lượng chim ngày càng giảm ở môi trường sống khác nhau, từ đồng cỏ cho đến bờ biển (Ảnh: BRIAN SULLIVAN, MACAULAY LIBRARY AT CORNELL LAB)

Số liệu về sự giảm hụt số lượng loài chim ở Mỹ được dựa trên việc tập hợp những số liệu được ghi nhận trong 50 năm qua từ năm 1970. “Những gì chúng ta thấy được là sự biến mất lan rộng khắp nơi” Ngài Rosenberg nói thêm. “Chúng tôi đều giật mình khi chứng kiến các loài phổ biến, thấy hằng ngày và các loài generalist (các loài có thể sống trong nhiều điều kiện môi trương khác nhau) đang biến mất đang kể”.

Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm - 4
Những cuộc thi về chim diễn ra cực kỳ phổ biến ở Indonesia (Ảnh: BERND MARCORDES)

Hiện tượng tương tự cũng đang có xu hướng xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới. Nghiên cứu khác cho thấy trường hợp ở Châu Á là một vấn nạn tuyệt chủng ở loài chim do động cơ của con người.

Việc mua bán các loài chim hót, mà trong đó một số loài bị bắt từ môi trường hoang dã, đang là một hoạt động kinh doanh có quy mô ở nhiều khu vực Châu Á, đặc biệt là khu vực đảo Java, Indonesia.

Trở lại vào năm 2017, một nghiên cứu điều tra về các hoạt động buôn bán chim đã đẩy nhiều loài đến bờ vực tuyệt chủng. Ở Java, hơn 75 triệu con chim bị nhốt làm thu nuôi. Trong khi đó, nhiều loài được tìm kiếm với mục đích hướng tới các cuộc thi chim hót, thường được biết đến với cái tên "Kicau-mania".Ở những sự kiện này, các con chim bị nhốt trong lồng thi nhau hót, tiêu chi đánh giá dựa trên giai điệu, độ dài thời gian, âm lượng. Những con chim thắng cuộc sẽ có thể đưa về cho chủ của mình số tiền lên tới  £40,000.

Văn hóa này đã thúc đẩy việc bắt chim từ môi trường hoang dã để thỏa mãn nhu câu, từ đó, đe dọa nghiêm tọng đến sự tồn tại của vô số loài chim.

Nhà nghiên cứu Harry Marshall giải thích “ Hoạt động thương mai này được ước tính góp hơn 10 triệu đô la vào nền kinh tế Indonesia, vì thế chẳng ngạc nhiên gì khi đây là nguồn cung – cầu chính của khu vực, với hàng trăm thị trường buồn bán chim trải dài khắp quần đảo Indonesia, bán hơn 200 loài khác nhau”.

Số lượng chim ở Bắc Mỹ và Châu Á giảm hàng triệu con chỉ trong 50 năm - 5
Vẹt xanh là loại chim bị mua bán nhiều nhất tại khắp các chợ chim trên đảo Java (Ảnh: GABBY SALAZAR)

Ông Marshall, nghiên cứu sinh ở trường Đại học Manchester Metropolitan đã thực hiện khảo sát đối với hơn 3,000 hộ gia đình ở Java – hòn đảo đông dân nhất Indonesia. Từ đó, có thể ước tính được hơn 75 triệu con chim bị nhốt trong lồng ở Java. Con số này còn nhiều hơn cả số lượng chim sống tự do trong môi trường hoang dã.

Tống Trần Hiến

Nguồn: BBC News