1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

“Siêu công nghệ” xử lý rác thải nông nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị sắp đến Việt Nam

(Dân trí) - Bản ghi nhớ Chuyển giao công nghệ và đầu tư nhà máy xử lý rác thải nông nghiệp có giá trị dự kiến lên tới 100 triệu đô la Mỹ vừa được thực hiện chiều 31/5 tại Bộ KH&CN. “Siêu công nghệ” này đã được đăng ký bản quyên trên thế giới, ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường xử lý rác thải nông nghiệp tại ra các sản phẩm có giá trị.

Chiều ngày 31/5, tại Hà Nội, dưới dự chứng kiến của Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành KH&CN, Bộ KH&CN. Công ty Cổ phần tầm nhìn Nguyễn Gia và Công ty TNHH CARBOLOSIC (“CARBOLOSIC”) đã ký bản ghi nhớ Chuyển giao công nghệ và đầu tư nhà máy xử lý rác thải nông nghiệp có giá trị dự kiến lên tới một trăm triệu đô la Mỹ. Dự án đầu tư CARBOLOSIC đã được đăng ký bản quyên trên thế giới, ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường xử lý rác thải nông nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị.


“Siêu công nghệ” xử lý rác thải nông nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị sắp đến Việt Nam.

“Siêu công nghệ” xử lý rác thải nông nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị sắp đến Việt Nam.

Tại buổi giới thiệu về dự án CARBOLOSIC, bà Nguyễn Thị Hải Thu – Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành KH&CN cho biết, thực tế ở Việt Nam là cứ đến mùa thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp thì phế phẩm thường đem chôn lấp kiểu vi sinh hoặc xử lý bằng cách đốt… các phương pháp này không hiệu quả mà còn gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đất. Dự án CARBOLOSIC sẽ ứng dụng các công nghệ thân thiện môi trường xử lý rác thải nông nghiệp tạo ra các sản phẩm có giá trị như Ethanol, điện, phân bón…

Đại diện của CARBOLOSIC cho hay, bản chất của công nghệ này là sản xuất nhiên liệu sinh học hàng không từ sinh khối cellulose thông qua việc tách đường, lên men, tách nước và oligomer hóa là những vấn đề đang được nghiên cứu. Quá trình lên men của saccharides với rượu là một quá trình được sử dụng trên toàn quốc để sản xuất nhiên liệu sinh học.

Ethanol là loại nhiên liệu được sản xuất rộng rãi nhất nhưng có nhiều nhược điểm; ví dụ như có hàm lượng năng lượng thấp, tính ưa nước và tinh bột hoặc có nguồn gốc đường. Vì thế CARBOLOSIC đề xuất kết hợp cellulose đã được cấp bằng sáng chế với công nghệ đường (CTS) với quá trình lên men và xử lý hóa học tiêu chuẩn để thu lại một loại nhiên liệu sinh học dùng cho hàng không.

Chìa khóa cho vấn đề này sẽ là quá trình CTS, trong đó sử dụng chất xúc tác rắn dựa trên các khoáng vật sét để thủy phân hiệu quả lignocellulose nguyên liệu vào đường lên men và nhiên liệu.

“Công nghệ Cellulose-thành Đường (CTS) được thực hiện thông qua quy trình hóa học/cơ học, sấy đã được đăng ký cho phép chất thải- sinh học ( ví dụ như thân ngô) để được chuyển thành cellulose; Các yêu cầu không chất hóa học, thân thiện với môi trường; Chi phí sản xuất thấp và hiệu quả năng lượng.

Điện được sản xuất từ quy trình CTS và thu được sau đó cung cấp tới điện lưới thông qua công ty điện địa phương; Chất hữu cơ giàu dinh dưỡng khô được chuyển thành phân bón loại thương phẩm”, đại diện này nói.

Bà Nguyễn Thị Hải Thu thông tin thêm, đây là một công nghệ linh động, họ có thể dựa vào công suất, tốc độ để điều chỉnh số vòng quay để từ đó ra các sản phẩm khác nhau. Ví dụ cellulose từ cây rơm thì nó sẽ có tốc độ vòng quay khác so với cellulose từ gỗ nhưng đầu ra vẫn là chung một sản phẩm đó là CTS, CTS này có thể chuyển đổi lên được Đường ăn. Còn từ CTS muốn lên trở thành Ethanol thì sẽ thêm một bước làm đứt gãy cấu trúc.

Cũng theo bà Thu, với công nghệ này thì sản phẩm cũng sẽ linh động và phù hợp với thị trường Việt Nam. Chẳng hạn khi thị trường Đường đang xuống giá thì chúng ta có thể chuyển đổi lên sản phẩm Ethanol chứ không cần phải cứng nhắc phải sản xuất ra Đường.

Nguyễn Hùng