Sao Thổ chính thức trở thành hành tinh có nhiều vệ tinh nhất
(Dân trí) - Sao Thổ không chỉ được mệnh danh là "Chúa tể những chiếc nhẫn" trong hệ mặt trời, giờ đây nó đang nắm giữ kỷ lục là hành tinh có số lượng mặt trăng nhiều nhất. Việc phát hiện 20 mặt trăng mới đã được công bố, đưa số lượng vệ tinh tự nhiên xung quanh sao Thổ lên 82. Trước đó sao Mộc đứng đầu với 79 vệ tinh.
Một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie đã phát hiện ra những mặt trăng này, cách hành tinh khoảng 5 km (3 dặm). Ba trong số các mặt trăng mới được phát hiện được coi là tiên phong, chúng quay cùng hướng với sao Thổ, trong khi 17 mặt trăng còn lại có quỹ đạo ngược lại với vòng quay.
Giống như nhiều thiên thể khác, các mặt trăng của Sao Thổ được nhóm lại và đặt tên theo các nhân vật từ nhiều thần thoại khác nhau. Những mặt trăng ở phía bên ngoài được chia thành ba nhóm: Inuit, Gallic và Norse, tùy thuộc vào quỹ đạo của chúng. Hai trong số các mặt trăng tiên phong thuộc về nhóm Inuit, có tên được lấy từ thần thoại Inuit. Quỹ đạo của chúng nghiêng 46 độ so với quỹ đạo của hành tinh.
Các mặt trăng tiến vào sâu hơn thuộc nhóm Norse, có độ nghiêng quỹ đạo lớn hơn nhưng tất cả chúng đều bị thụt lùi. Mặt trăng xa nhất của Sao Thổ hiện nằm trong số những thiên thể mới được phát hiện này. Cuối cùng, mặt trăng tiên phong còn lại là một phần của nhóm Gallic, được đặt tên theo thần thoại Gallic và nghiêng khoảng 36 độ. Điều đặc biệt nhất về mặt trăng tiên phong mới là vị trí của nó. Nó xa hơn tất cả các mặt trăng khác trong nhóm Gallic, và nó va chạm vào nhóm Norse.
Nghiên cứu quỹ đạo của chúng không chỉ cho phép phân loại các mặt trăng này, nó cũng cung cấp những hiểu biết quan trọng về lịch sử của chúng, và thậm chí hình thành các viễn cảnh mới.
“Một nhóm các mặt trăng cũng được nhìn thấy xung quanh sao Mộc, cho thấy các vụ va chạm dữ dội xảy ra giữa các mặt trăng trong hệ thống sao Thổ hoặc với các vật thể bên ngoài như đi qua các tiểu hành tinh hoặc sao Chổi”, Sheppard đề cập trong một tuyên bố.
Phương Huyền
Theo IFL Science